SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN VÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN VÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ

Joined: Dec 26, 2002 Posts: 129 Posted: 2004-02-05 23:05

ĐẠI-DƯƠNG 28/1/2004

Dân chủ và nhân quyền có tương quan mật thiết với nhau như h́nh với bóng. V́ thế, đ̣i hỏi dân chủ và nhân quyền là hai loại vũ khí sắc bén và cần thiết không thể thiếu trong công cuộc đấu tranh và xây dựng một nước Việt Nam tự do dân chủ và phú cường.

Đấu tranh cho quyền con người để tạo điều kiện thuận lợi, đặt nền móng cho công cuộc xây dựng chế độ dân chủ. Ngược lại, xây dựng và hoàn chỉnh thể chế dân chủ nhằm bảo đảm và phát triển nhân quyền. Do đó, đ̣i hỏi nhân quyền và dân chủ sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh. Trong chế độ độc tài, quyền làm người bị tướt đoạt trắng trợn nhân danh quyền lợi dân tộc, an ninh quốc gia hoặc tinh vi bằng nhiều mỹ từ áp đặt như nhân quyền xă hội chủ nghĩa, nhân quyền kiểu Á Đông. Nhân quyền dưới thể chế độc tài bị vi phạm do chủ trương của chính phủ, có hệ thống và thường xuyên v́ cơ cấu và sinh hoạt dân chủ chỉ nhằm phục vụ quyền lợi của lănh tụ hoặc đảng cầm quyền. Do đó, đấu tranh cho nhân quyền h́nh như đồng nghĩa với đấu tranh cho dân chủ. Dưới thể chế dân chủ, nhân quyền bị vi phạm v́ sự lạm dụng quyền hạn của Hành Pháp và của viên chức ba ngành Hành Pháp, Lập Pháp,Tư Pháp. Mức độ lạm quyền nhiều hay ít tùy thuộc và sự cân bằng của ba ngành nói trên cũng như nỗ lực đấu tranh thường xuyên của mỗi công dân. Vào cuối thế kỷ thứ 20, nhằm mục đích mị dân và t́m cách hội nhập vào ḍng sinh hoạt quốc tế, nhất là sau khi Đệ tam Quốc tế bị sụp đổ, nên nhiều quốc gia phải thừa nhận và kư kết Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền. Không v́ thế mà các chế độ độc tài tự động t́m cách dân-chủ-hóa chế độ và triệt để tôn trọng nhân quyền. Ngược lại, nhà cầm quyền lợi dụng bang giao quốc tế, đặc biệt trên phương diện kinh tế, để nâng cao uy tín nhằm chế ngự đ̣i hỏi cải thiện t́nh trạng nhân quyền do đối tác thương mại ngoại quốc cũng như của dân chúng trong nước đưa ra. Do đó, công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, đ̣i hỏi chúng ta phải áp dụng các phương pháp thích hợp mới mong đạt tới mục tiêu. V́ tính chất hỗ tương của dân chủ và nhân quyền nên hai mặt trận bị đồng hóa làm một đă tạo ra t́nh trạng hỏa mù khiến người Việt ở quốc nội và hải ngoại dễ dàng lâm vào cảnh lạc hướng. Hậu quả hiển nhiên là mặc dù đă trải qua nhiều năm dài đăng đẳng, hy vọng tập họp lực lượng vẫn chưa thành tựu. Chẳng những thế, sự phân hóa ngày càng trầm trọng tạo điều kiện thuận tiện cho đối phương áp dụng kế ly gián. Cần xác định rơ ràng mục tiêu của đấu tranh cho dân chủ và đấu tranh cho nhân quyền để áp dụng phương pháp thích đáng. Đấu tranh cho nhân quyền nhằm đ̣i hỏi nhà đương cuộc phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi, quyền hạn của mỗi cá nhân trong xă hội không phân biệt giai cấp, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, khuynh hướng chính trị. Tiêu chuẩn để đánh giá t́nh trạng vi phạm nhân quyền tại mỗi quốc gia dựa theo các văn kiện Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền (Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, Công Ước về Những Quyền Kinh Tế Xă Hội và Văn Hóa). Năm 1982, Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă gia nhập 2 Công Ước này. Nhà đấu tranh cho nhân quyền không nhất thiết phải có chủ trương lật đổ chính quyền hoặc đ̣i thay đổi thể chế chính trị. V́ vậy, không nên đồng hóa nhà đấu tranh cho nhân quyền với đấu tranh chính trị. Và, những cơ quan, quốc gia, cá nhân bênh vực các nhà hoạt động cho nhân quyền bị nạn cũng không nên xét theo tiêu chuẩn chính trị để chọn lựa đối tượng.

Phương pháp đấu tranh cho nhân quyền dựa vào năm nội dung chính: Một là, tố cáo Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam về những vi phạm quyền con người so với tiêu chuẩn quốc tế bằng các chứng cớ cụ thể. Hai là, đ̣i hỏi Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng các quyền làm người căn bản, phổ quát được ghi trong các văn kiện nhân quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành, đặc biệt là các văn kiện do Hà Nội t́nh nguyện kư kết. Ba là, bênh vực tất cả những ai bị tướt đoạt quyền làm người không phân biệt sắc tộc, giới tính, tôn giáo, giai cấp, xu hướng chính trị. Bốn là, phối hợp hành động với các tổ chức, cơ quan nhân quyền quốc tế để tích cực bảo vệ quyền con người tại Việt Nam. Năm là, xác định rơ ràng hành động bênh vực cho nhà đấu tranh nhân quyền không đồng nghĩa với tán thành quan điểm, đường lối chính trị của họ. Nhiều nhà đấu tranh cho nhân quyền tại quốc nội kể cả một thiểu số ở hải ngoại hiện nay vẫn tiếp tục biện minh cho chủ trương chính trị quá khứ cũng như tương lai của đảng cộng sản đă gây làn sóng phẩn nộ, nghi ngờ trong cộng đồng người Việt hải ngoại lẫn sự thờ ơ, chán năn của đồng bào quốc nội. Điều đó đă tạo thêm sự phân hóa vốn đă quá sâu đậm trong ḷng người Việt Nam.

Trong khi đó, đấu tranh cho dân chủ nhằm mục tiêu chọn lựa thể chế chính trị cho quốc gia và xây dựng chế độ có khả năng bảo vệ quyền lợi của toàn dân tộc. Hơn nữa thế kỷ lặn lội trong biển máu, dân tộc Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một thể chế chính trị đáp ứng khát vọng của toàn dân. Các chế độ lần lượt đi qua ḍng lịch sử cận đại của con Hồng cháu Lạc đều do áp đặt hoặc bằng vũ lực hoặc thủ đoạn. Vào thế kỷ thứ 21, người Việt quốc nội cũng như hải ngoại có đủ điều kiện chiêm nghiệm hơn các thế hệ tiền bối để chọn lựa một thể chế chính trị hợp lư thay cho ước mơ hăo huyền, huyễn hoặc. Phương pháp đấu tranh chính trị căn cứ vào những nội dung chính: Một là, tố cáo chế độ độc tài đảng trị và sinh hoạt phi-dân-chủ tại Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều bằng chứng xác thực. Hai là, kết hợp những cá nhân, đoàn thể, tổ chức cùng chung mục tiêu xây dựng nền dân chủ thực sự tại Việt Nam. Sự kết hợp không vin vào danh từ, khẩu hiệu dân chủ hoặc dân-chủ-hóa mà dựa vào quan điểm chính trị, phương pháp xây dựng nền dân chủ để làm mẫu số chung. Ba là, đ̣i hỏi đảng Cộng sản trả lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam ngay tức khắc và vô điều kiện. Bốn là, yêu cầu Nhà nước chấp nhận sinh hoạt dân chủ theo tiêu chuẩn phổ cập với sự giám sát của quốc tế. Năm là, đ̣i hỏi Nhà nước thực hiện phi-chính-trị-hóa lực lượng vũ trang bao gồm chính quy, an ninh và bán quân sự. Sáu là, đ̣i hỏi Hà Nội tổ chức bầu cử Tổng thống để dân chúng chọn lựa thể chế chính trị trước khi soạn thảo Hiến Pháp. Đây là một h́nh thức trưng cầu dân ư dễ dàng thực hiện đối với dân chúng từng sống nhiều năm dưới chế độ độc tài và tránh được các kiểu khủng bố đe dọa.

Các cuộc tập họp vĩ đại để chống Trần Văn Trường treo cờ đỏ sao vàng và h́nh Hồ Chí Minh tại Nam Cali cũng như cuộc biểu t́nh rộng khắp nước Úc nhằm chống lại việc tiếp vận đài VT4 của Hà Nội đă phản ánh quan điểm chính trị của đại đa số người Việt tị nạn cộng sản. Tiếng nói đó cũng biểu thị nỗi ḷng thầm kín của đồng bào bị áp bức tại quốc nội. Phong trào kháng chiến của Hoàng Cơ Minh cũng đă thu hút được sự ủng hộ của đông đảo người Việt hải ngoại, và gây niềm hy vọng cho đồng bào quốc nội trong một giai đoạn nhất định. Sự xuất hiện của các nhà lănh đạo Cộng sản Việt Nam tại ngoại quốc luôn luôn bị người Việt hải ngoại chống đối quyết liệt với thái độ bất-hợp-tác và khinh bỉ. Các dữ kiện đó đă minh định rằng nhu cầu xóa bỏ chế độ độc tài đảng trị để xây dựng thể chế dân chủ vẫn tồn tại mănh liệt trong ḷng dân tộc Việt Nam. ĐẠI-DƯƠNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHƯƠNG PHÁP ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN VÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ (nhung giet cong san la mot)

-- Lu Dam Duc (vietnamcongsans@yahoo.com), May 04, 2004


Moderation questions? read the FAQ