VIỆT NAM : CONGSAN ĂN GIAN TỪ THUỞ C̉N THƠ

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

VIỆT NAM : CONGSAN ĂN GIAN TỪ THUỞ C̉N THƠ ba_den

Tệ nạn ăn gian nói dối ở Việt Nam giữa năm 2003 không c̣n là chuỵên riêng của người lớn mà của cả lớp tuổi nhi đồng. Những người dạy các em làm như thế lại chính là bậc cha mẹ và những người thầy dạy bảo dẫn dắt các em trên đường học vấn, thi thố tài năng.

-------------------------------------------------------------------------------- Phạm Trần --------------------------------------------------------------------------------

T́nh trạng này đă ray rứt nổi bật trong ngành giáo dục, trong thi cử và trong cơ cấu chạy chức chạy quyền của đội ngũ cán bộ nhà nước bây giờ lan cả sang Bóng Đá Thiếu niên, Nhi đồng . Hàng lọat các vụ gian tuổi mới bị phanh phui trong cuộc thi tài cấp quốc gia của giải bóng đá thiếu nhi 10 và 11 tuổi, cấp 13 và 14 tuổi của năm 2003 đă phản ảnh toàn cảnh của một xă hội trong lời phát biểu của ông Mai Liêm Trực, tân Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) :” Tôi cho rằng gian lận tuổi cũng nằm trong căn bệnh chung về tiêu cực của xă hội. Thi cử bây giờ cũng vậy, cũng có thi giả thi thật. Họat động kinh tế, xă hội cũng có những trắng đen lẫn lộn và hịên tượng “thật thật, giả giả” có mặt rất nhiều trong xă hội. Tiêu cực là một trong những nguy cơ, nó là vấn đề của xă hội chứ không chỉ tiêng của bóng đá...”

Nhưng chuỵên gian tuổi, mượn tên đă bị phát giác từ năm 1996 trong cuộc thi tài cấp dưới 11 tuổi, theo lời Nguyễn Quang Vinh của báo Quân Đội Nhân Dân (26-8-2003). Vinh đặt vấn đề: ”Giải 2002, đội Hải Pḥng v́ thế mà bị truất quyền thi đấu. Ở ṿng lọai giải 2003 này, thêm hội Hà Tây, hội Quảng Trị cũng vậy. Và đến chung kết, th́ Đắc Lắc vô địch. Đội Hà Tĩnh-Á quân vừa đăng quang đă lại... Và, sẽ lại chỉ kiểm điểm nội bộ, tạm đ́nh chỉ công tác những người trực tiếp phụ trách các đội bóng gian lận ấy như đă từng làm thôi ư ? Để rồi muà giải sau lại tái diễn với các thủ đọan gian lận tinh vi ma quái hơn ư ? Không, tội này cần phải mở toà xử thích đáng! V́ thành tích phải ganh đua đạt được - v́ muốn tạo “hào quang” trên đường thăng tiến... mà những người lớn ấy đă khai man - đă làm giả hồ sơ đăng kư. Và, đă từ sự cố t́nh lừa đảo ấy mà gieo cách sống không trung thực vào nhiều em nhỏ...”

Vô địch Đắc Lắc sau đó đă bị tước danh hịêu v́ Huấn luỵên viên Đặng Ngọc Thử đă nh́n nhận có đến 4 em trong đội bóng được “thay tên, đổi họ”, điển h́nh như Thủ môn Nguyễn Thanh Huân sinh năm 1990 đă đội tên Trần Xuân Cảnh để thi đấu ở lớp 10 - 11 tuổi.

Trần Xuân Cảnh là một thiếu nhi chất phác thật thà đă nói với phóng viên Việt Nam Net: ”Con đâu có biết đá bóng, đấy là người ta nhờ tên con...”

Mẹ của Nguyễn Thanh Huân, Bà Vinh cũng nói với VN Net: ”Gia đ́nh không biết ǵ việc này. Chỉ khi xem tivi, thấy người ta gọi con ḿnh bằng tên của người khác th́ thấy buồn. Con ḿnh sinh ra mà lại mang tên người khác !”

Bà Vinh c̣n cho biết “thông thường, Thanh Huân thường đá ở vị trí tiền đạo nhưng không rơ v́ sao ở giải nhi đồng, cầu thủ này lại làm thủ môn !”

Đội đọat giải nh́, Hà Tĩnh, cũng có Nguyễn Hoàng Thạch, tuổi 14, đạt danh hịêu “vua phá lưới” đă được các “thầy” cho đội tên Phan Hải Đăng sinh năm 1993 để thi đấu. Cuộc điều tra của VN Net phác giác ra Thạch là học tṛ giỏi, đá bóng hay trong khi Đăng chỉ là học tṛ trung b́nh, không hề thi đá bóng. Nhưng bố mẹ Thạch không biết ǵ về chuỵên con ḿnh đi thi đấu đă đội tên người khác v́ “hoàn toàn giao phó và tin tưởng vào các thầy !”

Kết quả giải nh́ toàn quốc của đội Hà Tĩnh và đạt danh hiệu “vua phá lưới” nên Thạch đă được thưởng thêm 1,5 triệu đồng, ngoài số tiền giải chia ra cho mỗi cầu thủ thi đấu được 2 triệu đồng !

Trước đó, cuộc điều tra của VN Net cũng phát giác ra trường hợp cậu 17 tuổi mang tên Đậu Sỹ Điệp. Cầu thủ giỏi Sỹ Điệp đă được đội Ngệ An sửa tuổi để thi đấu hai mùa liên tiếp 2001 và 2002 bằng những giấy tờ “gốc” do các cấp lănh đạo thể thao và hành chính địa phương phối hợp với nhau làm giả. Kết quả là Điệp đă được trao danh hịêu “cầu thủ xuất sắc nhất và vua phá lưới” trong hai năm liền !

Sự thể này đă khiến VN Net gọi Điệp là “cụ nhi đồng”, “cải lăo hoàn đồng ” hay là người “trẻ măi không già” nhờ có thân h́nh nhỏ bé, khuôn mặt trẻ trung.

Ngược thời gian, vẫn theo VN Net, trong giải bóng đá năm 1996-1997 cũng có trường hợp cầu thủ mang tên giả Trang Hồng Sơn của đội bóng Thái Nguyên đă được “các thầy bùa phép” để cho người i anh mang tên em ruột để thi đấu, kết quả Sơn giả hai lần đạt danh hịêu “thủ môn xuất sắc nhất giải”.

KHAI MAN – BAO CHE TINH VI

Nhưng bằng cách nào mà các quan chức nhà nước lại có thể qua mặt được cấp lănh đạo bóng đá từ năm này qua năm khác ? Vũ Quang Vinh, Tổng Biên tập báo Nhi Đồng, Trưởng Ban tổ chức Giải Bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng trả lời báo Lao Động (23-8-2003): ”Việc gian lận được các đội chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, hồ sơ làm quá tinh vi. Học bạ, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu đều rất đúng; khi phỏng vấn, các cháu thuộc ḷng tên bố mẹ, anh chị em, thậm chí cả tên cô giáo dạy từng lớp. Khi tráo người, họ cũng chọn những em tuy quá tuổi, đă cứng cáp nhưng lại nhỏ con; về y học, các dấu hịêu thứ cấp đều chuẩn (!)”

Vinh cũng nói thêm:”Nếu những vi phạm trước đây, lănh đạo các tỉnh làm nghiêm, xử lư đến nơi đến chốn th́ không bao giờ các tỉnh khác tiếp tục gian lận. Nhưng v́ có t́nh trạng xuê xoa nên họ không sợ. Có một điều là Ủy ban Thể dục Thể thao (TDTT) tuy là cơ quan quản lư nhà nước cao nhất về TDTT nhưng lại chẳng có quyền kỷ lụât một cán bộ ở địa phương nếu họ sai phạm.”

Trường hợp Huấn luỵên viên trưởng Lê Chí B́nh của đội bóng thiếu nhi Quảng Trị c̣n quái đản hơn, dù đă được khuyến cáo vẫn cho hai cầu thủ “gian” vào thi đấu tại giải mùa bóng 2003. B́nh nói với báo Lao Động (22-8-2003):” Thực tế mỗi đội đều phải đem theo hai đội h́nh, nếu vào thi đấu các đội khác không gian lận th́ ḿnh cũng không gian lận. C̣n nếu thấy họ cho cầu thủ gian lận tuổi vào thi đấu th́ ḿnh không làm ḿnh bị thiệt tḥi (!)”

Trước t́nh trạng ăn gian có hệ thống của “nền” bóng đá thiếu niên, ông Mai Liêm Trực, tân chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) nh́n nhận “Đây không phải là một hịên tượng nhất thời. Đây là “bệnh thành tích”, một căn bệnh trầm kha của bóng đá VN. Do trước đây chúng ta không quyết tâm đấu tranh, xử lư tận gốc nên có biến chứng, lây lan ra ngoài xă hội. Tôi cho rằng t́nh h́nh hịên nay rất nghiêm trọng, cần phải tập trung công sức từ nhiều ngành để bài trừ tệ nạn này.”

Ông Trực cũng tiết lộ:”Hịên nay t́nh trạng mua bán độ trong bóng đá rất phức tạp, đây là một thị trường siêu lợi nhụân.”

Trong khi đó, Trần Duy Ly, Phó Chủ tịch LĐBĐVN nh́n nhận trong cùng cuộc phỏng vấn với Lao Động rằng :”Máu ham thành tích đă khiến nhiều quan chức địa phương tiếp tay họăc trựïc tiếp tiến hành các hành vi gian lận. Liên đoàn và các Ban Tổ chức giải đă cố hết sức, nhưng với mục đích ấy th́ chúng tôi đă nhiều lần bị qua mặt... Suy cho cùng, cái lỗi đầu tiên và lớn nhất là nhiều người cứ thích chạy theo thành tích, và thích lách lụât, ăn gian...”

Chuỵên gian lận, thi đua thành tích bằng mưu mẹo của bóng đá không chỉ là chuỵên riêng của ngành thể thao số một của Việt Nam mà phản ảnh một thực trạng lan tràn “ăn gian nói dối” trong xă hội dưới thời Cộng sản.

Hậu quả chuyện lừa bịp của người lớn là nó đă tác hại nghiêm trọng đến những tâm hồn non dại, trong sáng của tuổi trẻ Việt Nam. Những cán bộ thể thao và hành chính đă toa rập, âm mưu làm gương mù cho một thế hệ, bởi v́ ăn gian trong bóng đá đă bao gồm các lĩnh vực: gia đ́nh, giáo dục, xă hội, chính quyền và danh dự Việt Nam trong môn thể thao này đối với Tổ chức FIFA (Liên đoàn Bóng đá Quốc tế) mà Việt Nam là một thành viên.

Theo các viên chức bóng đá Việt Nam th́ họ đă buộc phải báo cáo mọi sự việc gian lận thi đấu với FIFA và cam kết sẽ làm sạch cơ cấu LĐBĐVN bằng những h́nh phạt đích đáng đối với những người có trách nhiệm.

Để chứng tỏ quyết tâm của ḿnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng-Kỷ lụât (HĐTĐKTKL) của LĐBĐVN hôm 27-8-2003 đă kỷ lụât cấm thi đấu trong hai năm 2004 – 2005 đối với 7 đội bóng từ dưới 11 tuổi đến dưới 15 tuổi của Nghệ An (3 đội), Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Hà Tây. Ngoài ra các đội này c̣n bị thu hồi danh hịêu, cúp, cờ, huy chương và tiền thưởng đă đạt được từ mùa bóng 2001 đến 2003 và mỗi đội phải nộp tiền phạt 20 triệu đồng.

Theo tin VN Net, các trưởng đoàn, huấn luyện viên của các đội vi phạm đă “bị cấm tham gia và làm nhịêm vụ trong hệ thống các giải bóng đá do LĐBĐVN tổ chức trong thời hạn năm (8-2003 – 8-2008)”. Ngoài ra Liên đoàn cũng đề nghị với Ủy ban Thể dục Thể thao và Ủy ban Nhân dân các tỉnh “có h́nh thức kỷ lụât thích đáng đối với cán bộ, công chức có liên quan đến sự vi phạm.”

Quyết định này không mạnh bằng đề nghị của ông Vũ Quang Vinh, Trưởng Ban tổ chức giải bóng đá thiếu niên nhi đồng toàn quốc. Ông Vinh đă đ̣i Ủy ban Thể dục – Thể thao và LĐBĐVN “phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng” về “h́nh thức kỷ lụât” của các cấp có trách nhiệm tỉnh.

Ngoài ra HĐTĐKTKL cũng không chấp thụân đề nghị của Ban Tổ chức yêu cầu “đề xuất Bộ Công An xử lư nghiêm những hành vi gian dối theo lụât pháp”, có nghĩa là phải mở cuộc điều tra để truy tố trước toà án.

Như vậy, với t́nh trạng bao che, nể nang, bảo vệ uy tín cho nhau đang lên cơn sốt trong guồng máy cai trị ở Việt Nam, liệu mấy ông quan tỉnh có dám mạnh tay với những người đă từng đem thành tích thể thao về cho địa phương ḿnh hay không ? Và tại sao HĐTĐKTKL lại không dám để cho Bộ Công An điều tra cho rơ trắng đen, mặc dù đă có lời yêu cầu của Chủ nhịêm Ủy ban Thể dục – Thể thao Nguyễn Danh Thái muốn LĐBĐVN “phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an vá các địa phương thẩm tra một lần nữa các vụ việc gian lận tuổi” ? (VN Net, 22-8-2003)

Như vậy có phải là việc ǵ ở Việt Nam trong thời được gọi là “Nhà nước pháp quyền” bây giờ cũng chỉ làm nửa vời hay đánh trống bỏ dùi như đă thấy trong các cuộc điều tra ngăn chặn cán bộ tham nhũng từ 1998 đến nay ?

Phan Văn Khải, Thủ tướng cũng đă phải nhảy vào cuộc đ̣i thanh trừng để rửa mặt cho Việt Nam trước Thế giới. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên Nhà nước có chỉ thị làm sạch ngành bóng đá. Năm 2002, bằng Chỉ thị số 15, Phan Văn Khải đă viết :”Bên cạnh mặt tích cực, những biểu hịên tiêu cực trong các họat động thể thao có xu hướng gia tăng, cả về tính chất và h́nh thức...T́nh trạng tiêu cực đă kéo dài, làm mất tính trung thực, cao thượng của thể thao, làm tha hoá, biến chất không ít cán bộ, hấn luỵên viên, vận động viên, trọng tài; làm tồn tại không chỉ trong ngành thể thao, mà đă trở thành một trong những tệ nạn xă hội...” (Báo Người Lao Động, 26-8-2003)

Chỉ thị này của Khải, cũng như nhiều Nghị quyết khác của Đảng đă bị các cấp chính quyền và thể thao bỏ ngoài tai để tiếp tục gian xảo, tham ô hay tính ăn gian nói dối của mỗi cán bộ trong hệ thống cầm quyền bây giờ đă được họ học từ thuở c̣n thơ, nhưng mà trong nền giáo dục nào ?

Phạm Trần

-- lu cho liem dich gia HO (vietnamcongsans@yahoo.com), May 04, 2004

Answers

Response to VIỆT NAM : CONGSAN ĂN GIAN TỪ THUỞ CĂ’N THƠ

Toi cung co nghe chuyen nay vi o trong nuoc ho dang cong khai bai tru cac vu viec tieu cuc nhu vay thanh ra dang tai tren bao chi va phuong tien truyen thong thieu gi? Nhung co mot cau chuyen tu thoi mo ma bon VNCH ma co le nhieu nguoi tre tuoi hien nay cua VN chua biet do la ngoai cai vu tham nhung va di diem cua tui chinh tri gia phong tra va tuong lanh dau bo nguy tac thi chinh the cua chung no "Dot tu noc dot xuong". Dien hinh la man "Ung cu doc dien" cua Thieu-Ky nam 71. Bay gio Sau Thieu da hoa ra ma roi nhung ong "Tuong rau kem" thi van con do. Neu ban nao khong tin cu toi hoi ong ma coi, trung 100 %. Ngoai ra ong pho tong thong cua chinh the VNCH nay da ve dau thu CPVN roi nen ong bay gio de thuong lam, khong co hung hang nhu ngay xua. Ong con chui may thang tan quan VNCH la lu dau bo ngu muoi khong biet xoa bo han thu de giup suc xay dung khoi doan ket toan dan cua nguoi Viet dang xay dung nuoc VN moi hung cuong. Xem ra may nguoi nhu ong NCK cung thuc thoi ra phet day chu ba con. Dau co ngu xuan nhu may thang cut cho VNCH nay!

-- Lu Cho Tan Quan Lao Khoet (VNCH@StrayDogs.Com), May 04, 2004.

Moderation questions? read the FAQ