Tự Do hay là ...chết!

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tự Do hay là ...chết! ba_den

Joined: Oct 14, 2002 Posts: 1082 Posted: 2003-04-22, 06:18:27

Trong bài góp ư cho Đại hội Truyền thông Việt Nam Hải ngoại đăng trên báo Người Việt ngày hôm qua, kư giả Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh nhấn mạnh cùng các đồng nghiệp rằng "... chúng ta, những người làm báo chuyên nghiệp, một khi đă chấp nhận 'tự do ngôn luận, tự do báo chí' là đă dứt khoát chấp nhận một lập trường chính trị rơ rệt." Ông giải thích thêm: "... Chế độ nào không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí, ra tay đàn áp, bóp nghẹt những tự do đó, chúng ta chống lại."

Những lời tuyên ngôn dơng dạc trên khiến kư giả này nhớ từ đầu thế kỷ trước, Phan Bội Châu đă kịch liệt phê b́nh chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam v́ họ đă tước bỏ các quyền tự do căn bản của người dân Việt, trong đó có quyền tự do báo chí.

Cuối tuần này Đại hội Truyền thông Việt Nam Hải ngoại họp ở Tiểu Sài G̣n chắc sẽ không cần bàn về nhu cầu tự do báo chí. Chúng ta không bao giờ cần bàn về sự ích lợi của không khí, v́ ai cũng thở, thở không khí là quyền tất nhiên của mọi người. Tất cả chúng ta đồng ư rằng người Việt Nam, nước Việt Nam cần có tự do báo chí, và sẽ nói đi nói lại, nói măi về yêu cầu đó cho đến bao giờ đồng bào ta được hưởng thứ quyền căn bản mà loài người văn minh ai cũng phải được hưởng.

Chính quyền các nước cộng sản luôn luôn t́m cách ngăn cản tự do, coi các quyền làm người chỉ là những sản phẩm của văn hóa tư sản, nhất là tư sản tây phương. Nhưng tự do báo chí không phải chỉ là một quy tắc trừu tượng, đó c̣n là một nhu cầu sống chết của mọi con người. Câu chuyện bệnh SARS lan truyền ở Trung Quốc cho thấy một xă hội không có tự do báo chí làm nhiều người chết oan uổng.

So sánh với Việt Nam th́ phải công nhận nhà báo ở Trung Quốc c̣n có nhiều tự do hơn. Chúng ta đă thấy nhiều nhà báo Trung Hoa dám viết những bài phê b́nh chính sách của đảng Cộng Sản một cách gay gắt, như bà Hà Thanh Liên, tác giả một cuốn sách bán chạy đến nỗi có hàng triệu cuốn in lậu. Chúng ta cũng thấy những tờ báo như Tài Kinh thắng kiện khi một công ty quốc doanh truy tố báo này loan tin xấu. Ở Việt Nam chưa từng thấy những nhà báo và những tờ báo can đảm như vậy. Chỉ cần viết về một cuốn sách ngoại quốc nói đến vợ đầm, vợ Trung Hoa của Hc, hoặc loan tin về tay trùm xă hội đen sớm hơn ư muốn của đảng một tháng là các tổng biên tập bị sa thải rồi!

So sánh Trung Quốc với Việt Nam là điều nên làm, v́ hai quốc gia chia sẻ nhiều điều kiện văn hóa, xă hội giống nhau. Trong một cuốn sách xuất bản năm 1923 ở Trung Quốc, Phan Bội Châu đă trích đăng một bài nhận xét, phê b́nh người Việt Nam trong tờ Thân Báo vào tháng Tư năm trước. Phan Bội Châu muốn cho thấy một nhà báo Tầu đi qua Việt Nam nhận thấy dân Việt Nam thua kém như thế nào: "Lấy óc quan sát mà nhận xét dân ở đây th́ thấy người dân c̣n có nhiều khuyết điểm, so với nội địa nước ta c̣n tệ hơn, ..." Cụ Phan Bội Châu đă trích dẫn một đoạn dài trong bài báo để chứng tỏ người Việt Nam c̣n thua kém người Trung Hoa, mà một lư do chính là dân trí người Việt Nam thấp kém v́ bị chính quyền thực dân Pháp ngăn cấm tự do báo chí.

Trong cuốn sách lên án chế độ thuộc địa Pháp, Phan Bội Châu đă dành một chương dài phê b́nh đạo luật ban hành năm 1917 và áp dụng ở Bắc Kỳ, trong đó có điều số 215 về báo chí. Phan Bội Châu viết: "Để bóp nghẹt dân trí Việt Nam th́ điều này là mầu nhiệm nhất!" Điều 215 mở đầu: "Báo ra hàng ngày hay báo ra định kỳ nếu không được chính phủ bảo hộ cho phép trước th́ không được xuất bản..." (Aucun journal ou écrit périodique ne peut être pubié sans autorisation préalable du Gouvernement du protectorat..." Phan Bội Châu phân tích rơ hơn: "Theo lệ thường của chính phủ Pháp, không có người Pháp làm chủ bút th́ không được ra báo... (Điều 215) này không nói điều kiện nào mới được chính phủ bảo hộ cho phép. Thành ra hoàn toàn cấm người Việt Nam không được có tờ báo (độc lập) nào mà đọc!"

Bây giờ chúng ta thay thế những chữ "chính phủ bảo hộ" bằng những chữ "Đảng và Nhà nước." Hăy thay thế câu "không có người Pháp làm chủ bút th́ không được ra báo" bằng câu "Không có đảng viên hay người thuộc đoàn thể do đảng kiểm soát làm tổng biên tập th́ không được ra báo." Chúng ta thấy như thể Phan Bội Châu đang nói về t́nh trạng nước Việt Nam bây giờ. Luật của thực dân Pháp nói làm báo "phải được chính phủ bảo hộ cho phép trước." Luật lệ cộng sản ngày nay cũng dành quyền cấp giấy phép làm báo cho đảng và nhà nước. Đoàn Viết Hoạt làm báo không xin phép nên bị tù 18 năm. Những đảng viên như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Ṭng không được phép ra báo, làm báo lậu cũng bị bắt. Ḥa thượng Thích Quảng Độ đă xin phép làm một bản tin cho Phật Giáo và Tướng Trần Độ cũng nộp đơn xin ra báo, đảng không trả lời th́ cũng không ai được làm ǵ cả.

Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang dùng các thủ thuật giống như chế độ thực dân Pháp để ngăn cản không cho dân ta được tự do ngôn luận. Phan Bội Châu đă nh́n thấy cái tai hại là không có tự do báo chí th́ dân trí thấp kém. Nhưng ngày nay th́ chúng ta c̣n thấy chứng cớ rơ ràng là khi quyền tự do báo chí bị ngăn cản th́ có thể làm chết oan nhiều người nữa.

Tháng Ba vừa rồi, một nhà buôn bán kim hoàn ở thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc đă bay đi Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông ở phía Đông Nam. Lúc đó bệnh SARS đă làm chết nhiều người ở vùng này rồi, nhưng bà Yu Man không biết. Dân Quảng Đông nhiều người cũng không biết. Bà Ya Man bị lây vi khuẩn bệnh SARS. Về Sơn Tây, bà truyền bệnh cho 18 người khác, theo tin tức mà sau này cơ quan y tế tỉnh cho biết. Cha mẹ bà là những nạn nhân đầu tiên, và họ đủ phương tiện bay đi chữa trị ở một quân y viện tại thủ đô Bắc Kinh. Ở Bắc Kinh, ngay cả các nhân viên bệnh viện cũng vẫn chưa biết tin tức về bệnh SARS đang lan tràn, mặc dù báo chí ở Hồng Kông và khắp thế giới đă báo động rồi. Thế là những nhân viên bệnh viện không đề pḥng, họ cũng bị lây bệnh.

Bệnh SARS bắt đầu xuất hiện ở thành phố Phật Sơn tỉnh Quảng Đông ít nhất từ tháng Mười Một năm ngoái, nhưng báo chí ở tỉnh này được lệnh không loan báo. Bí thư tỉnh ủy c̣n ra thông cáo nghiêm cấm "hành động loan truyền tin đồn làm mất ổn định xă hội." (Luận điệu này thường được đảng Cộng Sản Việt Nam nói theo.) Khi bệnh SARS lan tới Hồng Kông th́ thế giới mới được biết tin. V́ ở cựu thuộc địa Hồng Kông ít nhất cũng có tự do báo chí, một di sản do chính quyền Anh để lại mà chính phủ cộng sản Bắc Kinh không dám cướp đi. Tháng Ba năm nay, bệnh đă truyền tới Bắc Kinh, nhưng chỉ được loan báo như một tin nhỏ, với nhan đề là "Bệnh lạ ngoại nhập đă được kiểm soát." Họ c̣n ngăn cản không cho Tổ chức Y tế Thế giới đến điều tra, cho đến khi tổ chức này quyết định có thể lập hàng rào y tế chung quanh Trung Quốc th́ Bắc Kinh mới chịu hợp tác. Guồng máy bưng bít thông tin, với các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đă che đậy một tin tức liên quan tới sức khỏe hàng trăm triệu con người, khiến cho dân chúng không biết, không lo đề pḥng.

Một viên bí thư thành ủy của một thị xă ở Sơn Tây vào tháng Ba đă tới một bệnh viện quân y khác ở Bắc Kinh chữa răng, rồi mang vi khuẩn SARS về. Trước khi chết ông ta đă truyền bệnh cho hơn hai chục người khác, trong đó có chủ tịch hội đồng nhân dân quận, ông này cũng chết. Cho tới nay, không kể Hồng Kông đă có hơn 1,500 người Trung Hoa chính thức được ghi là bị bệnh, với 64 người chết, những con số đó đều thấp hơn so với sự thật v́ nhiều bệnh viện quân y không nộp báo cáo cho bộ Y tế. Bây giờ đảng cộng sản công khai thú nhận bệnh dịch này là một mối lo. Nhưng cũng không phải v́ họ lo cho sức khỏe của dân Trung Hoa, mà v́ lo các thương gia ngoại quốc sợ hăi không dám tới làm ăn nữa, hoạch toán kinh tế nhà nước sẽ gặp trở ngại!

Có thể nói, nạn bưng bít tin tức ở Trung Quốc đă làm nhiều người chết oan. Không những họ cấm các nhà báo loan tin về bệnh dịch, họ c̣n ra lệnh cho các mạng lưới điện tử phải ngưng bàn tán về căn bệnh nữa. Những người chủ trương các điểm lưới (website) ở Quảng Đông đều bị cấm, tin này được đăng trên tờ báo của tỉnh ủy như là lời đe dọa. Nguyên nhân khiến chính quyền cộng sản, ở cấp tỉnh cũng như cấp trung ương, ngăn chặn các tin về bệnh dịch, là v́ quyền lợi riêng của họ. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông mới lên nhậm chức vào tháng Mười Một đúng vào lúc bệnh phát ra, sau đại hội đảng kỳ thứ 16. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng mới nhậm chức vào tháng Ba, sau kỳ họp quốc hội, là lúc bệnh đang lan tới Bắc Kinh. Các vị hoàng đế Trung Hoa từ xưa tới nay đều muốn khi họ đăng quang th́ bốn phương chỉ toàn những tin tốt, những điềm lành.

Chỉ v́ các nhà lănh đạo muốn tránh tiếng lên ngôi cùng một lúc với bệnh dịch mà bao nhiêu người dân bị thiệt mạng. V́ không có tự do, không biết tin tức nên dân mới chết oan. Người dân các nước cộng sản phải lựa chọn: Tự do, hay là chịu chết oan?

Trong Đại hội Truyền thông Việt Nam Hải ngoại kỳ này các thuyết tŕnh viên Lâm Lễ Trinh, Đỗ Thái Nhiên sẽ tŕnh bầy về các điều kiện thực hiện tự do báo chí. Một đề tài mà các nhà báo ở trong nước nên chú ư là Tu chính án số một của hiến pháp Hoa kỳ. Hiến pháp các nước bây giờ, dù là nước Iraq, nước Cuba cũng đều nói người dân có quyền tự do báo chí. Nhưng ở Việt Nam cũng như ở Iraq, có "quyền" rồi c̣n phải có "phép" nữa, như nhận xét của đức Tổng Giám Mục Sài G̣n Phạm Minh Mẫn! Không có "phép" của nhà nước cộng sản th́ chẳng ai được quyền làm cái ǵ cả. Hơn hai thế kỷ trước, những nhà lập hiến Hoa Kỳ biết trước điều đó, nên họ ghi ngay vào trong Hiến pháp thêm một câu, nói rằng chính phủ và quốc hội không được làm ra bất cứ luật lệ ǵ ngăn cản việc thực hiện những quyền tự do hội họp, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, báo chí, vân vân. Ở Việt Nam th́ ngược lại, không có điều ǵ bảo đảm cho các quyền tự do của người dân, mà bản hiến pháp của đảng cộng sản c̣n cẩn thận ghi ngay điều số 4 để bảo đảm độc quyền lănh đạo cho đảng! Bao giờ chưa bỏ được điều đó th́ không có tự do. Có thể c̣n nhiều người bị chết oan.

NGÔ NHÂN DỤNG

-- Lu Dam Duc (
vietnamcongsans@yahoo.com), May 04, 2004


Moderation questions? read the FAQ