Trích đăng-- Ai bảo VN không có Dân-chủ?

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Việt Nam: Dân chủ giả vờ-Lại thêm một tṛ mị dân của ông Thủ tướng anh minh! Thursday, April 08, 2004 2:53:39 PM Phạm Trần

Hoa Thịnh Đốn - Cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp tỉnh, huyện và xă ở Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 25-4 năm nay (2004), nhưng người dân chưa bỏ phiếu mà họ đă gièm pha lệnh kê khai tài sản của ứng cử viên chỉ là tṛ chơi “khai mà không mở”

ĐẦU ĐUÔI CÂU CHUYỆN Bắt chước theo lối đă áp dụng cho cuộc bầu cử quốc hội ngày 19-5-2002 khi các ứng cử viên được lệnh phải kê khai tài sản (KKTS) nhưng chỉ để lưu giữ ở cơ quan và các hội đồng bầu cử, lệnh KKTS của các ứng cử viên cấp hội đồng nhân dân cũng làm như thế.

Trước đây người dân không được quyền xem lời khai trước khi bỏ phiếu th́ nay họ cũng không được phép nḥm vào, mặc dù Đảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam vẫn thường xuyên cổ xúy cho quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân và của các tổ chức, đoàn thể trong công tác giúp Đảng ngăn chặn và chống tham nhũng!

Tṛ “dân chủ mạ kền”này cũng đă thể hiện trong việc KKTS của các cấp cán bộ lănh đạo từ Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư trở xuống. Nhưng không một ai, kể cả Ban Kiểm tra Trung ương Đảng được xem hồ sơ khai báo.

Nghị quyết KKTS ứng cử viên hội đồng nhân dân của Ban Thường vụ Quốc hội chỉ vỏn vẹn có 6 điều nhưng rất rơ không ai có thể diễn nghĩa hay hiểu sai để làm bậy.

Điều 1 viết: “Khi ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, người ứng cử phải kê khai tài sản của ḿnh. Mục đích của việc kê khai tài sản là nhằm công khai, minh bạch về tài sản, tạo điều kiện để cử tri tham gia giám sát đại biểu của ḿnh”.

Những tài sản phải khai gồm: “Nhà được thừa kế, nhà được tặng cho, nhà mua, nhà tự xây cất hoặc các loại nhà khác mà người kê khai hiện có. Đất được giao quyền sử dụng, đất được thừa kế, đất được chuyển nhượng, đất được thuê hoặc các loại đất khác mà trên thực tế người kê khai hiện có. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động. Các loại cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Những tài sản được dùng cho sinh hoạt có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”.

Một đoạn trong điều 3 viết: “Bản kê khai tài sản được gửi kèm trong hồ sơ của những người ứng cử”.

Nghị quyết này đă minh thị mục đích của việc KKTS của các ứng cử viên là để “tạo điều kiện để cử tri tham gia giám sát đại biểu của ḿnh” nhưng nhân dân lại không được đọc tờ khai tại các cuộc họp cử tri để b́nh chọn ứng cử viên. Thậm chí, theo lời Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng Nội vụ: “Một số nơi do làm chưa tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hoặc do nội bộ mất đoàn kết, cán bộ xă – thôn có biểu hiện tiêu cực, nhân dân không dự họp cử tri đầy đủ như quy định hoặc có đến dự nhưng không thống nhất được việc giới thiệu người ra ứng cử nên ảnh hưởng đến quy tŕnh chuẩn bị bầu cử” (Báo Thanh Niên [Thông tấn xă Việt Nam], 5-4-2004)

Thế mà điều 4 của Nghị quyết lại viết: “Khi phát hiện tài sản kê khai có dấu hiệu bất minh th́ hội đồng bầu cử yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm tra,xác minh, kết luận để hội đồng bầu cử xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về bầu cử”.

Câu hỏi đặt ra là ai là người biết rơ ứng cử viên hơn hết, nếu không phải là nhân dân địa phương – những người sẽ bỏ phiếu bầu họ vào các hội đồng nhân dân? Như vậy, một đằng cho dân “tham gia giám sát”, một đằng lại chỉ dành quyền ấy cho hội đồng bầu cử do ủy ban nhân dân điều hành. Nhưng ủy ban này chỉ có thể tổ chức bầu cử sau khi đă “thống nhất với thường trực hội đồng nhân dân và ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp” (Luật bầu cử). Nhân dân và các đoàn thể nhân dân đă bị ra ŕa th́ có phải đó là chuyện giả vờ dân chủ để “giải quyết nội bộ” hay “đóng cửa bảo nhau” để tránh tiếng xấu?

Tại cuộc họp ở Ninh B́nh ngày 4-4-2004 về công tác bầu cử của các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên - Huế trở ra, Đỗ Quang Trung đă lớn tiếng “chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức kê khai tài sản đối với ứng cử viên” và “giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ứng cử viên và quyền lợi của cử tri”.

Làm sao người dân có thể “khiếu nại” hay”tố cáo” khai báo tài sản gian lận của người ứng cử khi không biết họ khai báo những ǵ?

Để làm cho tṛ dân chủ trá h́nh được hợp pháp hóa, Phan Văn Khải, Thủ tướng đă kư Nghị định (108/2004/NĐ-CP) nói rơ hơn về việc KKTS, trong đó quan trọng nhất có đoạn: “Bản kê khai tài sản được gửi kèm theo trong hồ sơ của người ứng cử và được quản lư, sử dụng theo quy định quản lư, sử dụng hồ sơ bầu cử” (!)

Để bảo vệ bí mật cho việc KKTS, Khải c̣n ra lệnh: “Nghiêm cấm việc làm sai lệch nội dung, mát mát, hư hỏng, cung cấp cho những người không có thẩm quyền khai thác, sử dụng trái pháp luật bản kê khai tài sản; người nào vi phạm, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lư hoặc bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo quy định của pháp luật”.

KHAI RA ĐẬY LẠI Để giải thích cho t́nh trạng khai ra đậy lại ngớ ngẩn này, Nguyễn Kinh Quốc, Phát ngôn viên của thủ tướng nói với báo chí ở Hà Nội: “Biên bản kê khai tài sản được lưu hồ sơ để khi có khiếu nại, tố cáo về tài sản của ứng cử viên th́ có cơ sở để xác minh, đối chiếu”.

“Tuy nhiên, có nhiều ư kiến cho rằng”, bản tin của VietNamNet ngày 5-4-2004 viết tiếp, “nếu kê khai lưu trữ hồ sơ th́ dân cũng không thể biết tài sản của ứng cử viên có bất hợp pháp hay không để mà khiếu nại”.

Quốc thừa nhận “nếu không công khai th́ không có giá trị”, nhưng lại bảo: “Việc công khai tài sản sẽ được bổ sung, làm từng bước một... Trong khi dự thảo Nghị định thực hiện kê khai tài sản đối với ứng cử viên của HĐND cũng đă tính đến việc công khai niêm yết. Song hiện vẫn chưa có quy định thực hiện điều này do thời gian quá gấp (?)

Tại sao lại quá gấp và cần ǵ mà phải có thêm một quy định bằng văn bản để nói về việc “niêm yết”? Niêm yết là dán lên tường hay đăng lên báo để cho dân đọc mà kiểm chứng chứ có khó khăn ǵ mà phải nại ra trăm ngàn lư do?

Đă thế , Quốc c̣n biện bạch vớ vẩn: “Chưa công khai niêm yết tài sản của ứng cử viên để tránh xáo động tiến tŕnh bầu cử đang đến gần, nhất là đối với ứng cử viên trong giới kinh doanh”.

Lạ nhỉ. Nếu làm ăn đàng hoàng th́ giới kinh doanh ngại ngùng ǵ mà, theo lời Quốc, đă có ứng cử viên trong giới này ở Sài G̣n rút tên, hoặc có ư định rút khỏi danh sách ứng cử khi có lệnh KKTS.

Nhưng không chỉ có Quốc là người nói năng loạng quạng mà ngay cả Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội là người đă kư Nghị quyết về việc buộc ứng cử viên các HĐND phải kê khai tài sản cũng giải thích việc “không công khai” một cách trơn tru: “Hiện thời chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Ngay như trước đây các ứng cử viên đại biểu QH cũng chỉ kê khai rồi công khai ở trong tổ chức như: cơ quan và hội đồng bầu cử biết thôi. Cái này rồi sẽ phải bàn. Có thể công bố công khai ở nơi bầu cử chẳng hạn. V́ về nguyên tắc th́ không có ǵ bí mật, để người dân bầu ai th́ cũng biết tài sản của người đó thế nào”.

Thế th́ tại sao không làm ngay trong kỳ bầu cử này mà c̣n “phải bàn”. Chuyện ai bàn và bao giờ bàn trong chế độ hiện nay ở Việt Nam cũng giống như nhiều chuyện quan trọng hơn đă bị Đảng và Nhà nước nói rồi để cho nước chảy qua cầu chẳng làm ai ngạc nhiên.

V́ vậy mà chúng ta không khỏi ngạc nhiên thấy ông Nguyễn Sĩ Dũng, Tiến sĩ viết trên VietnamNet (7-4-04) ca ngợi quyết định không công khai hóa việc KKTS của ứng cử viên là một quyết định “anh minh”.

Dũng biện giải: “Tuy nhiên, cứ xem xét cho kỹ các điều kiện kinh tế, chính trị và xă hội của đất nước, chúng ta sẽ thấy sự an minh đang đứng về phía thủ tướng”.

Dũng cho rằng việc “công khai tài sản trước lúc bầu cử là đối xử không công bằng với các ứng cử viên có thu thập khá hơn. Đây cũng chính là lư do giải thích tại sao các ứng cử viên là các doanh nhân cảnh báo là họ sẽ bỏ cuộc, nếu bị đặt vào một t́nh cảnh bất lợi như vậy. Quyết định nói trên của thủ tướng sẽ giúp chúng ta tránh được rủi ro nói trên và bảo đảm sự công bằng của cuộc bầu cử...”.

Dũng ủng hộ việc theo dơi tài sản của những người đă được bầu, sau khi họ làm nhiệm vụ để so sánh với tài sản lúc họ ra ứng cử. Nhưng kinh nghiệm trước mắt ở Việt Nam cho thấy có ông bà đại biểu nhân dân nào trong quốc hội bị lôi ra tố cáo tham nhũng và hối mại quyền thế sau khi họ đă được tái đắc cử nhiều lần và tài sản th́ mỗi ngày một chồng chất lên cao?

Và có ai giải thích được nhờ vào đâu mà vài trăm ngàn con cán bộ có tiền du học nước ngoài mỗi năm tiêu tốn vài chục ngàn Mỹ kim cho một sinh viên? Một số đại biểu quốc hội đă yêu cầu Đảng và Nhà nước t́m cho ra manh mối mà đă có ai làm được ǵ?

Để bổ túc “cứu bồ”cho những phát biểu nước chảy theo ḍng, Vũ Măo, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội đă bênh vực cho việc KKTS mà không công khai: “Đây cũng là vấn đề mới, phải cần nghiên cứu sâu hơn, từ quan điểm đến chủ trương, giải pháp cụ thể. Vấn đề này quả thực lúng túng. Chủ trương kê khai tài sản là đúng, thể hiện sự dân chủ, công khai với dân. Nhưng với các nước th́ khác, họ có quản lư tài sản, tiền bạc, c̣n ta lâu nay không quản lư. Ngay cả khái niệm “thế nào là tài sản” cũng đă lúng túng. Thứ hai nữa, kê khai trong phạm vi nào... đây là hướng tiến bộ nhưng cũng phải có bước đi... kết quả kê khai không phải là văn bản thông báo dán lên tường, cho mọi người biết về tài sản của đại biểu, mà sẽ lưu trong hồ sơ để cơ quan có trách nhiệm quản lư biết được. C̣n ai đó quan tâm th́ có thể hỏi, thậm chí có thể chất vấn...” (Báo Người Lao Động, 6-4-2004).

Khi được hỏi: “Nếu không nhằm công khai, th́ việc kê khai tài sản nhằm mục đích ǵ?”, Măo đáp tỉnh bơ: “Đây không phải là không công khai, mà vẫn minh bạch. Nhưng minh bạch không phải là dán tất cả lên tường. Các nước có hoạt động mỗi lần bầu cử phải kê khai tài sản, người ta chỉ cần nh́n vào sổ sách của cơ quan quản lư là biết được tài sản của đại biểu, c̣n ta th́ không làm sao biết được nên phải kê khai... Cử tri quan tâm đến đại biểu nào th́ có thể hỏi, cơ quan quản lư sẽ cung cấp thông tin về đại biểu đó...”.

Để xem rồi có người dân nào dám hé răng thắc mắc về tài sản của ứng cử viên ông kẹ hay không? Cứ lấy chuyện mỗi năm quốc hội nhận được vài trăm ngàn đơn khiếu kiện của người dân mà đă giải quyết được mấy vụ th́ biết hậu quả của hành động “được vạ th́ má đă sưng” như thế nào?

Chuyện bầu cử ở Việt Nam bây giờ là như thế mà Bộ Chính trị đảng CSVN vẫn có thể khoe khoang rằng cuộc bầu cử các HĐND ngày 25-4-2004 là “cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng của nhân dân cả nước và là sự kiện chính trị lớn của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI” (Chỉ thị ngày 26-11-2003).

Dù phải nghe riết những câu nói hồ hởi như thế nhưng người dân thừa hiểu rồi chuyện đâu cũng vào đó. Nói th́ cứ thi đua nhau nói c̣n việc có “nói và làm” như Nông Đức Mạnh và Bộ Chính trị Đảng CSVN đă hứa hay không th́ mọi người ở Việt Nam đă “biết rồi khổ lắm nói măi”

Phạm Trần (04-04)

-- QuangPhuc (VN_QuangPhuc@yahoo.com), April 08, 2004


Moderation questions? read the FAQ