Tâm Tư Và Ước Vọng Của Người Dân Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Tâm Tư Và Ước Vọng Của Người Dân Việt Nam

Lê Vĩnh
Trích lại từ website www.lenduong.net
ngày 20/01/2004

Tâm tư và ước vọng của người Việt Nam là những điều đă được người dân trong nước cũng như ở hải ngoại tŕnh bày rất nhiều qua đủ loại h́nh thức và trên tất cả những phương tiện truyền đạt mà loài người đă có được ngày nay. Trong nhiều năm qua, khi người dân trong nước dần dần thoát khỏi nỗi sợ hăi mà đảng cộng sản Việt Nam muốn chụp cứng lên đầu người dân, song song với những phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, th́ những tâm tư và ước vọng đó ngày càng được bày tỏ một cách mạnh dạn hơn. Qua những bài viết, những cuộc phỏng vấn của các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng ở trong nước. Bất kể thuộc thành phần trí thức, cựu đảng viên lớn tuổi hay thành phần trẻ thuộc thế hệ thư tư, thứ năm của nền giáo dục xă hội chủ nghĩa, người ta thấy những quan điểm được lồng trong các tâm tư và ước vọng đó ngày càng triệt để, rốt ráo hơn về mặt tư tưởng và sắc bén hơn về mặt lư luận. Dĩ nhiên là sự bày tỏ tâm tư và ước vọng của quần chúng trong nước không chỉ được những nhà đối kháng nổi tiếng lên tiếng, mà người ta đă thấy tiếng nói của đủ thành phần quần chúng bàng bạc trên rất nhiều diễn đàn trao đổi. Đặc biệt, chỉ trong mấy tháng vừa qua, trên một số cơ quan truyền thông quốc tế người ta đă nghe được những tâm tư và ước vọng này qua những lời lẽ thật b́nh dị, mộc mạc của ngươi dân b́nh thường trong nước. Dù bị giới hạn bởi thời lượng hạn chế của các chương tŕnh phát thanh, truyền h́nh vừa kể, nhưng tổng hợp lại người ta sẽ có được một bức tranh thật sắc nét, trung thực về xă hội Việt Nam và ước vọng của người dân sống trong xă hội đó.

Mở đầu cho sự tổng hợp này, có lẽ phải nói đến phóng sự truyền h́nh "Vietnam - Daring to Speak Out" của đài truyền h́nh ABC do phóng viên Evan William thực hiện được tŕnh chiếu hồi cuối tháng 10 vừa qua. Vốn đă từng nổi tiếng qua những phóng sự truyền h́nh táo bạo ở trong ḷng những lực lượng du kích bí mật ở nhiều nơi, phóng sự "Vietnam Daring to Speak-Out" thực hiện tại Việt Nam của Evan William cũng mang tính chất "du kích" tương tự với sự lên tiếng của nhà văn Dương Thu Hương, Chị Vũ Thuư Hà (vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn) và một người bí mật, mặt bị làm nhoà đi, là đảng viên của một tổ chức đấu tranh bí mật trong nước có danh xưng là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Trong bài tổng hợp "Tâm Tư và Ước Vọng của Người Dân Việt Nam" này, lời nói của những nhân vật vừa kể, cũng như của những người khác, sẽ được trích dẫn ở những phần phù hợp.

Trước hết, trong phóng sự truyền h́nh "Vietnam - Daring to Speak Out", có lẽ tất cả những tâm tư và ước vọng của quần chúng Việt Nam dưới chế độ Việt cộng hầu như được cô đọng qua vài câu nói ngắn ngủi, đơn giản, của người đảng viên bí mật của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Đối với chế độ cai trị trên đất nước ta hiện nay, người đảng viên của tổ chức đấu tranh này nhận định: "Đa số người Việt Nam hiện nay nhận ra rằng độc đảng sẽ đồng nghĩa với độc tài, đồng nghĩa với tham nhũng, cùng với sự tước bỏ tất cả quyền tự do căn bản của con người. Cho nên họ rất là căm phẫn"....... "Trong thời điểm này th́ người dân đều hiểu ra vấn đề là đảng CS đă lừa dối họ, bóc lột họ, lấy của họ bỏ vào túi riêng. Những đặc quyền đặc lợi như nhà cửa, các viện trợ quốc tế, tất cả các đầu tư nước ngoài... đều nằm trong tay một nhóm người. C̣n đa số người dân đều đói khổ... Cả một chế độ, cả một đất nước không có luật pháp, làm ăn một cách không ổn định, thiếu trật tự... Cản trở bước đường Canh Tân Việt Nam không phải là một nhóm người mà nguyên cả một guồng máy của chế độ".... Các nhận định đó đă được những người dân b́nh thường khác nói rơ hơn qua các cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông quốc tế được trích dẫn lại trong bài viết này. Chẳng hạn như, cũng trong phóng sự truyền h́nh của Evan William, khi nói về giới lănh đạo Hà Nội hiện nay, nhà văn Dương Thu Hương mô tả là: "những con người cực kỳ hèn hạ và thấp kém, không có một tí nhân cách ǵ...". Đó là "những kẻ đê tiện, những kẻ ăn cắp một cách trắng trợn, gian manh...". Đó là những tay trùm "buôn bán ma túy, buôn bán hàng lậu... dùng uy lực của chế độ để vơ vét tài sản của nhân dân bằng cách biển thủ công quỹ, biển thủ tài sản quốc gia, dùng quyền lực để độc quyền thị trường buôn bán...", và "họ sẽ t́m đủ mọi cách ti tiện nhất để tồn tại được lâu để vơ vét". ...

Như để gián tiếp xác nhận điều vừa kể, đặc biệt là đối với giai cấp mới có đặc quyền đặc lợi, trong chương tŕnh Việt Nam Ngày Nay của đài BBC ngày 3-1 vừa qua, sau khi mô tả sự "tăng trưởng khích lệ" trong mức sống người dân, một quan chức lănh đạo Việt cộng đă khoe về măi lực của người dân trong nước như sau: "có hiện tượng đáng chú ư là những mặt hàng cao cấp, lâu bền thí dụ như xe hơi th́ không đủ để bán". Nếu biết rằng lợi tức trung b́nh người dân Việt Nam hiện nay chỉ khoảng hơn 400 mỹ kim một năm, như chính Nguyễn Đ́nh Bin, thứ trưởng thường trực bộ ngoại giao CSVN đă xác nhận, th́ thính giả nghe đài hẳn sẽ phải thắc mắc là những ai trong số hơn 80 triệu người Việt Nam trong nước có khả năng mua được các loại hàng cao cấp vừa kể... Lănh đạo đảng khoe như vậy, nhưng thực sự cảm nhận của người dân như thế nào?

Trong tiết mục vừa kể của đài BBC, khi được hỏi là dân chúng Việt Nam có giàu có hơn lên như lănh đạo đảng khoe khoang hay không, anh Dương Thái ở Sài G̣n, sau khi nói về sự thua lỗ trong ngành kinh doanh của ḿnh, đă mỉa mai như sau: "Việt Nam ḿnh giàu hơn thấy rơ luôn đấy chứ!... tại v́ có rất nhiều người như tầng lớp cán bộ có đặc quyền... có chức có quyền th́ giàu lên thôi..". Theo anh Trần Lành, một thợ bạc ở Sóc trăng th́, ngoài những người có thân nhân ở nước ngoài giúp vốn, nói chung cuộc sống của khoảng 70 phần trăm dân chúng c̣n nghèo, khó khăn, bấp bênh. Nh́n về tương lai, anh Lành không hy vọng ǵ khi con cái không được ra nước ngoài, v́ anh "không quen biết, hay có chân có cẳng ǵ trong thành phần cán bộ để gửi gấm... Ở trong nước th́ có học đến mấy cũng đi làm công". Một nữ thính giả của chương tŕnh này ở Huế, chị Vương Trai cho biết: "Đời sống người dân hiện nay khổ hơn trước năm 1975.... người dân rất khổ, phải lặn sâu dưới hồ để bắt cua, hái rau vất vả lắm...". Nữ thính giả này đă đưa ra sự so sánh là trước năm 75 chỉ có rất ít người, chỉ làm nghề hái sen ở trên hồ sen rất đẹp này, chứ không cực khổ như ngày nay.... Đó cũng là h́nh ảnh về đời sống của khoảng 80 phần trăm dân chúng, mà chị Vương Trai cho biết là phải sống chen chúc trong các khu nhà ổ chuột "cực kỳ kinh hoàng". Ngay cả một khu vực được coi là hoành tráng nhất, ngay ở bờ thành Huế, trước chợ Đông Ba, được chị mô tả là: "dân chúng sống như động vật vậy." C̣n các quan chức trong đảng "ở ngoài kia vào" th́ sống trong các biệt thự, nhà cao cửa rộng..... Về niềm tin của quần chúng vào đảng, nữ thính giả này đă nêu ra sự xa lánh, khinh ghét của đồng bào đối với những người trước năm 75 thuộc các phong trào sinh viên đấu tranh làm lợi cho Việt cộng, mà một thời đă bị đảng lợi dụng triệt để. Cùng với h́nh ảnh trẻ em đi lượm rác, bán được 1, 2 ngàn đồng bạc Việt cộng để sống qua ngày; h́nh ảnh thanh niên đi lang thang, trộm cắp, hoặc đi xe thồ, xích lô, lặn hụp, đi làm thuê rất vất vả... với sự khoe mẽ của các quan chức đảng về điều gọi là "đời sống kinh tế Việt Nam đang cải thiện, đời sống người dân ngày càng cao hơn", nữ thính giả này nhận định "theo em nghĩ, chắc họ tưởng tượng. Họ chỉ ở các toà nhà lớn nghe theo những báo cáo láo ở dưới lên". Cũng trong chương tŕnh này của đài BBC, chị Hồ Quyên ở Hàm Tân cho biết: "Một số vùng của Việt Nam rất ư là nghèo. Xem trên Ti Vi nói chung những vùng nghèo th́ 10 năm trước ra sao, những năm gần đây không thay đổi bao nhiêu". Ở một khía cạnh khác của đời sống, chị Hồ Quyên nhận xét: "Cuộc sống về tự do cũng không bằng các nước trong khu vực đâu. Đi những nơi khác th́ người ta thấy tự do thoải mái hơn. Giao lưu người ta không có ǵ sợ sệt. C̣n ở Việt Nam th́ nói chung vấn đề tự do, nhân quyền, tôn giáo không được thoải mái".

Nh́n sang một lănh vực khác, trong mục "tư duy thế kỷ" đầu năm nay của đài BBC, kư giả Hồng Nga thảo luận về những suy nghĩ của giới trẻ với Nguyễn Bích Hằng, một cựu sinh viên, theo gia đ́nh qua Úc từ lúc 6 tuổi và đă tốt nghiệp đại học, nay đang theo học bậc cao học; cùng với Ngô Ngọc Anh, 23 tuổi, sinh viên năm cuối của trường đại học ngoại thương Hà Nội và là đoàn viên đàn thanh niên cộng sản.... Theo Ngô Ngọc Anh th́ mối quan tâm lớn nhất của hầu hết thanh niên ở trong nước hiện nay là làm giàu cho bản thân, và qua đó hy vọng sẽ đóng góp được cho sự phồn thịnh của đất nước, những lănh vực khác của xă hội th́ không được chú trọng bằng. Trong khi đó, với Bích Hằng th́ dù ở hải ngoại, nhưng bên cạnh những quan tâm về đời sống, nghề nghiệp, hôn nhân .v.v.. tức là những quan tâm chung của mọi người, giới trẻ hải ngoại c̣n chú trọng đến các hoạt động hội đoàn, t́m hiểu đất nước qua cha mẹ, qua các phương tiện thông tin dồi dào từ đủ mọi nguồn khác nhau, kể cả về Việt Nam thăm hỏi, lắng nghe. Ngoài ra, theo Bích Hằng th́ việc đấu tranh cho tự do nhân quyền để người dân trong nước được hưởng đời sống đáng sống hơn, cũng như việc t́m hiểu lịch sử, giới thiệu văn hoá Việt Nam đến với người dân bản xứ, cũng là điều được giới trẻ hải ngoại thường xuyên thực hiện.... Một điểm nhỏ trong cuộc hội luận này, nhưng nói lên một ư nghĩa quan trọng là, khi đề cập đến lư do phải nỗ lực học hành của giới trẻ, nếu sinh viên Ngô Ngọc Anh nhấn mạnh nhiều lần là để làm giàu cho bản thân, th́ với Bích Hằng, bên cạnh những lư do khác, điều đầu tiên được nêu ra là để: "đền ơn dưỡng dục của cha mẹ". Có thể sinh viên Ngô Ngọc Anh không coi điều này là quan trọng nên đă quên đề cập đến. Tuy nhiên, người ta sẽ không ngạc nhiên và thấy rằng sự "quên" vừa kể có nguyên nhân của nó, nếu biết rằng trong những điều "răn dạy" của Hồ Chí Minh đối với thiếu nhi và giới trẻ th́ hoàn toàn không có điểm nào nói về ḷng hiếu thảo. Thay vào đó, khẩu hiệu ngu xuẩn: "trung với đảng, hiếu với dân" được lập đi lập lại.. Nó ngu xuẩn v́, ngoại trừ một tập thể của dân tộc, phát xuất từ trong ḷng dân tộc và đáp ứng được nhu cầu muôn đời của đất nước th́ mới trường tồn cùng dân tộc. C̣n một tập thể chính trị như đảng cộng sản, với nguồn gốc ngoại lại, mục tiêu là đại đồng quốc tế, tức là không liên hệ ǵ đến dân tộc và đất nước, th́ trước sau ǵ cũng bị tiêu vong. Như vậy, đối tượng của sự trung thành sẽ không c̣n nữa. Bên cạnh đó, nếu nhớ lại ông Hồ và đảng cộng sản Việt Nam đă chủ trương con tố cha, vợ tố chồng, tức là làm những điều trái với đạo lư dân tộc, trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền bắc năm 1955, người ta phải tự hỏi rằng, đối với đấng cha mẹ sinh thành mà đảng c̣n chủ trương bất hiếu như vậy, th́ làm sao người ta có thể "hiếu với dân" được? Ngoài ra, cũng liên quan đến vấn đề này, về quan niệm "làm giàu" đang thôi thúc tuổi trẻ ở Việt Nam như sinh Viên Ngô Ngọc Anh bày tỏ cũng cần phải làm sáng tỏ hơn. Phải chăng con người, một sinh vật biết suy nghĩ, chỉ biết đặt nặng nhu cầu có được vật chất thừa mứa tương tự như những con lợn được vỗ béo trong chuồng, hoặc đều là những nhà trọc phú, mà xem nhẹ những lănh vực khác của đời sống? Cả hai điểm vừa kể hiển nhiên cho thấy là đă phát xuất từ sự suy nghĩ bị điều kiện hóa của giới trẻ trong nước.

Trở lại cuộc hội luận giới trẻ của đài BBC, người ta thấy đáng thương khi sinh viên Ngô Ngọc Anh ở Hà Nội cho biết là giới trẻ Việt Nam trong nuớc được tự do t́m hiểu qua các nguồn thông tin, nghiên cứu lịch sử,... tuy nhiên khi hỏi về anh Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh, Phạm Hồng Sơn,v.v... th́ sinh viên Ngô Ngọc Anh không biết ǵ cả, tương tự, về lịch sử th́ giới trẻ có những thi đua về.... ngày sinh ông Hồ!. Sự thực đáng buồn về chính sách bưng bít để ngu dân vừa kể của đảng được anh Lê Minh, một du sinh tham gia cuộc hội luận sau đó bổ túc, khi anh cho biết anh chỉ được biết rơ hơn về nhiều vấn đề khi được tiếp cận với thông tin đa chiều ở hải ngoại. Ở Việt Nam các vấn đề dân chủ, nhân quyền không bao giờ được đề cập đến. Đây cũng là điều được ông Phan Anh nói lên trong chương tŕnh Việt Nam ngày nay. Ông Phan Anh, ở sài G̣n, đă cho rằng v́ bị bưng bít nên người dân không nghe, không xem, các luồng thông tin của đảng, mà t́m đến các đài ngoại quốc. Đồng thời ông cũng đặt câu hỏi tại sao đảng không dám cho người dân nói lên suy nghĩ của ḿnh, tại sao phải che dấu về vấn đề tôn giáo???

Cũng trong lănh vực tuổi trẻ, trong một cuộc phỏng vấn mới đây của đài Á Châu Tự Do, một cựu sinh viên đại học Hà Nội nay đang sinh sống ở Nam Vang đă nói về nghịch lư đang diễn ra ở Việt Nam, mà theo anh th́ chưa thấy ở đâu mà tài nguyên chất xám lại bị phí phạm như vậy. Giới trí thức, có người tốt nghiệp mấy bằng cấp đại học, nhưng do không quen biết, hay "không có chân có cẳng" đều bị bị đẩy ra ngoài lănh vực học hỏi của họ, phải làm lao động tay chân vất vả, hay thậm chí đạp xích lô, xe thồ,... đầy dẫy ở Hà Nội. Anh kể về một môn học mà thầy không muốn dạy, tṛ không muốn học, rất vô ích, nhưng lại là môn bắt buộc, đó là môn triết học Mác Lê. Theo anh th́ có lần bị sinh viên truy hỏi gắt gao, vị giáo sư đứng trên bục giảng đă phải trả lời bằng một câu mang nhiều ư nghĩa và được sinh viên vỗ tay hoan hô. Ông ta nói: "việc dạy là bổn phận của tôi, c̣n hiểu như thế nào là phần của các anh, v́ các anh đều là những người đă hiểu biết".

Trong thực trạng xă hội mà những người dân b́nh thường đă mô tả qua nhiều khía cạnh như vừa nêu, ước muốn của người dân như thế nào?

Qua phóng sự truyền h́nh "Vietnam - Daring to Speak out" của đài ABC do Evan William thực hiện, chị Vũ Thuư Hà, vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn, cho biết: "Theo như chồng tôi nói, trước đây nghe nói rất nhiều về dân chủ, nhưng chưa hiểu thực chất nó là cái ǵ". Tại sao nhiều người (như người ta đă biết), trong đó có anh chị Phạm Hồng Sơn lại khao khát t́m hiểu dân chủ như vậy. Chị Vũ Thuư Hà đă nóí về sự suy nghĩ của ḿnh, đồng thời cũng là một điều tất yếu như sau: "Trong thâm tâm sâu kín của tôi, tôi chia sẻ với anh ấy... Tôi hiểu được rằng xă hội muốn phát triển th́ phải có dân chủ, mà muốn có dân chủ th́ dứt khoát phải t́m hiểu dân chủ là ǵ...". Trong một cách diễn đạt khác, nhưng mang ư nghĩa tương tự, người đảng viên bí mật của đảng Việt Tân nói một cách cụ thể hơn: "Nhân dân Việt Nam muốn thay đổi là v́ đảng cộng sản Việt Nam đă tước đi các quyền căn bản của họ... quyền tự do báo chí, quyền mưu sinh, quyền được b́nh đẳng trong các quan hệ xă hội".

Cựu sinh viên đại học Hà Nội đang sống tại NamVang, trong cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do th́ có dự so sánh xa xôi như sau: "Tương tự như trước đây, dưới thời bao cấp th́ người bán hàng -quốc doanh- nạt nộ khách hàng. Nay, kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh, người ta có quyền lựa chọn, th́ người bán hàng không thể nạt nộ khách hàng được nữa". Trong mục Việt Nam Ngày Nay của Đài BBC, chị Hồ Quyên ở Hàm Tân cho rằng: "Nếu nhà nước cho thêm một vài đảng được thành lập th́ người dân sẽ khá hơn nhiều". Chị c̣n cho biết, không phải là người dân không biết về vấn đề đa đảng, chỉ v́ không có phương tiện giúp đỡ nên phải cam phận sống như vậy, v́ nói ra cũng không được. Đối với chị Hồ Quyên th́ trong năm 2004 đều quan trọng nhất là: "Mong cuộc sống thay đổi nhiều hơn. Điều quan trọng nhất là tự do. Tự do về nhân quyền, về tôn giáo. Muốn được tự do trong sự suy nghĩ trong lời ăn tiếng nói, trong các hoạt động. Tóm lại, tự do là điều quan trọng".

-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), January 26, 2004


Moderation questions? read the FAQ