VC không cho đăng bài nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

"Hoang Co Dinh", Date: Tue, 20 Jan 2004 09:30:08 -0800

Kinh goi quư độc giả,

Dưới tiêu đề VC không cho đăng bài nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa, trong bài viết Những Tiếng Nói Dũng Cảm , tác giả Trần Giao Thủy, Đàn Chim Việt, 19/1/04 cho biet : Bài báo của Lam Điền chỉ online được vài giờ, ngay sau đó từ nước ngoài không c̣n truy cập được trang web TuoiTre Online ...

Nhân sáng nay vào lúc 9:30 tại Cali tôi có đọc được bài viết đó trên trang Web của TuoiTre, vậy xin đăng lại và thông tin cùng quư bạn muốn theo dơi vụ này .

HCD

Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa

TT - Năm 1966, Sài G̣n chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lăm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, h́nh ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.

Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa tŕnh trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá tŕnh xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

"Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhă.

Từ tư liệu đến những bước chân điền dă

"Tôi c̣n nhớ như in mồng 3 tết năm 1974, khi tôi đang chúc tết giáo sư Nguyễn Đăng Thục th́ nghe trên đài phát thanh loan tin đang có chiến sự ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó tôi đă dự định ra một số chuyên đề trên tập san Sử Địa bấy giờ về đề tài Hoàng Sa. Nhưng phải đợi một năm sau chúng tôi mới tổ chức một cuộc triển lăm, và nhân đó phát hành tập san Sử Địa số 29 chuyên về Hoàng Sa. Tôi c̣n nhớ lúc đó nhà văn Sơn Nam có đánh giá rằng đây là một triển lăm mang tầm cỡ quốc tế".

Đó cũng là một sự kiện mang tính lịch sử, và tập san Sử Địa số 29 đó với tập hợp các bài viết của những giáo sư từ Hoàng Xuân Hăn đến các vị nghiên cứu đầu ngành lịch sử lúc đó là một nguồn tư liệu quí giá.

"Với tôi, một nhà nghiên cứu - ông nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở ḿnh th́ tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đă có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về "băi cát vàng", tức Hoàng Sa."

"Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quư Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

"Sang đến thời nhà Nguyễn th́ một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đ́nh nhà Nguyễn đă ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rơ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...".



-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 21, 2004

Answers

Response to VC khĂ´ng cho đăng bĂ i nghiĂªn cứu về chủ quyền của HoĂ ng Sa

Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói ǵ, bộ công nói ǵ, quan chức nói ǵ về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ th́ chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. V́ tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa v́ cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)".

Điều đáng quí là TS Nguyễn Nhă có bước chân điền dă thật dẻo dai. Ông đă lặn lội theo dấu tích của những ǵ liên quan đến Hoàng Sa c̣n sót lại. Ông giẫm nát vùng đất Quảng Ngăi, Quảng Nam và ra đến tận đảo Lư Sơn - cù lao Ré trong thư tịch cổ - để t́m dấu vết của Hoàng Sa.

"Theo thư tịch cổ tôi nắm được, những dân binh của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời nhà Nguyễn được tuyển mộ từ vùng cù lao Ré tức đảo Lư Sơn ngày nay. Và khi đặt chân đến đảo Lư Sơn th́ quả là nơi đây c̣n những chứng tích quan trọng. Cụ thể là trên đảo c̣n nhà thờ của họ Phạm Quang, ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xă Lư Vĩnh hiện c̣n nhà thờ và gia phả vị tổ gia tộc là Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long 1815".

Đặc biệt, ông Nguyễn Nhă c̣n đưa ra được một chi tiết về miếu Hoàng Sa, hiện nay là đ́nh làng Lư Hải, là nơi vào thời vua Tự Đức đă diễn ra những lễ "thế lính Hoàng Sa", tức lễ tế sống lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ hằng năm: đi Hoàng Sa để đo đạc thủy tŕnh và khai thác sản vật.

Trong luận án ghi rơ: "Cũng tại xă An Vĩnh và làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục lễ tế đ́nh và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đ́nh làng". "Khi tôi ra đảo Lư Sơn, những gia đ́nh có truyền thống đi biển giỏi đă vẽ lại cho tôi kiểu thuyền buồm đi Hoàng Sa thời trước. Bởi v́ ngày xưa thủy quân của ḿnh phải dựa vào những người giỏi đi biển, trong đó có những người ở cù lao Ré" - ông Nhă kể.

Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc

Lư luận của TS Nhă trong luận án của ḿnh chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của ḿnh đă viết: "Tác giả đă sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rơ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".

Không những dùng tài liệu của TQ để biện bác, Nguyễn Nhă c̣n dùng tất cả tài liệu sách vở, bản đồ, nhật kư... của phương Tây có được để chứng minh rằng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa đă được xác định từ rất lâu trước khi TQ lên tiếng "xí phần" vào năm 1909 với động tác đặt lại tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa.

Ngoài việc lập luận, phân tích rơ ràng theo các nguồn sử liệu và chứng tích điền dă có được, TS Nhă dành một phần trong luận án của ḿnh để "phản bác các quan điểm biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN của nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Trong đó, ông thẳng thắn phản bác các luận điểm của TQ biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

30 năm sau biến cố Hoàng Sa, trong một căn nhà nhỏ ở quận B́nh Thạnh, TP.HCM, nghe TS Nguyễn Nhă lật từng trang luận án và hùng hồn thuyết giảng về quan điểm của ḿnh trước các luận điểm phi lư biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo này mà ḷng muốn rưng rưng.

"Đầu Công nguyên, VN đă chịu nô lệ ngót 1.000 năm nhưng vẫn giữ được độc lập. Th́ bây giờ tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào th́ Hoàng Sa cũng vẫn cứ là của VN". Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhă đă được giáo sư Trần Văn Giàu chia sẻ bằng ư kiến: "Thời bây giờ th́ chắc là không đến 1.000 năm đâu". Và TS Vơ Văn Sen nhận định: "Tôi nghĩ đây là một trong những đề tài có ư nghĩa khoa học và thực tiễn vào bậc nhất mà khoa học lịch sử có thể đề cập đến".

Tuy bận rộn rất nhiều công việc, nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, TS Nhă thoắt trở nên hăng hái, ông nói chuyện quên cả thời gian. Ông tự tin vào công tŕnh của ḿnh: "Tôi đă bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Điều này khẳng định hội đồng phản biện đă không bác được ư kiến của tôi, và trong tương lai chắc cũng không ai bác tôi được, và khi không bác được th́ mục đích của chúng ta về Hoàng Sa phải đạt được".

Vẫn c̣n những điều băn khoăn. Ông Nhă cho rằng cần giáo dục cho các thế hệ con cháu VN hiểu rằng Hoàng Sa sự thật và măi măi là đất của VN. Nó thể hiện trong tư liệu thư tịch sử sách, trong chứng tích c̣n sót lại ở cù lao Ré và cửa biển Sa Kỳ... "Anh Dương Trung Quốc có đặt vấn đề nên có một đền thờ cho những liệt sĩ ở Hoàng Sa th́ tôi cho biết ở Lư Sơn, tức cù lao Ré, đă có rồi. Vừa rồi truyền h́nh VN có quay cái miếu đó".

Chia tay chúng tôi, vị tiến sĩ c̣n tâm sự một điều: "Tôi quan niệm ḿnh là người đi học, tôi sẽ học cả một đời. Chính v́ thế mà đợi đến về hưu tôi mới tŕnh luận án tiến sĩ trong khi tôi hoàn toàn có thể tŕnh trước đây rất lâu".

Đối với nghề, ông nhấn mạnh: "Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai th́ hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải t́m tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch".

LAM ĐIỀN

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...24&ChannelID=89

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 21, 2004.


Response to VC khĂ´ng cho đăng bĂ i nghiĂªn cứu về chủ quyền của HoĂ ng Sa

uần đảo Hoàng Sa: Lănh thổ thiêng liêng của Việt Nam

Nhà sử học Dương Trung Quốc, LĐ số 18 Ngày 18.01.2004 Cập nhật: 19:45:02 - 17.01.2004

Cách đây đúng 30 năm, giữa lúc nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quần đảo Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài G̣n quản lư, đă v́ một số lư do nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa là một bộ phận lănh thổ thiêng liêng của ḿnh. Bởi v́ chủ quyền ấy đă được minh chứng bằng thời gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và nhà nước Việt Nam đă quản lư và khai thác vùng lănh thổ trên biển Đông này.

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải ngoại kư sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phương như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816- 1819), Teberd (1833), Gutzlaff (1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến hoạt động của các "đội Hoàng Sa" xưa ở cửa biển Sa Kỳ và đảo Lư Sơn (cù lao Ré) nay, mà c̣n được ghi lại trên nhiều thư tịch trong đó có những văn bản mang tính chất nhà nước của Việt Nam.

Cho dù có một thực tế là, v́ nhiều lư do khác nhau, các nguồn tư liệu thành văn của Việt Nam bị mất mát, th́ cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các Chúa Trịnh và Đàng Trong của các Chúa Nguyễn đều lấy danh nghĩa tôn pḥ nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quư Đôn (1776).

Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư được vẽ theo bút pháp đương thời với chú rất rơ ràng: "Giữa biển có một dải cát dài gọi là Băi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm vào cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn...".

C̣n bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ th́ ghi chú rất rơ địa danh Băi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện B́nh Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.

Với sách Phủ Biên Tạp lục của nhà bác học Lê Quư Đôn (1776) , Hoàng Sa được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quư Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân nhận chức Hiệp trấn để lo việc b́nh định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của Chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tứ Chính, Quảng Ngăi tổ chức thường kỳ việc đến Hoàng Sa để thu lượm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xă An Vĩnh (cù lao Ré) c̣n nói tới "đội Quế hương" cũng là một h́nh thức tổ chức do dân lập, xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.

Sang thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đă chấm dứt t́nh trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia th́ việc quản lư lănh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rơ cả một dải lănh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn Lư Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời). Hai bộ sách địa lư quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833) đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều nhất quán với những nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "đội Hoàng Sa".

Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lănh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên, chép về các tiên triều, bộ niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn. Một thống kê cho thấy trên bộ sử này, phần chính biên ghi chép cho đến thời điểm in khắc (1848) đă có 11 đoạn ghi chép sự kiện liên quan đến những quần đảo này. Nội dung là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và đội Hoàng Sa ra đảo để "xem xét đo đạc thuỷ tŕnh" (quyển 50, 52... đời Gia Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây", "vẽ bản đồ về h́nh thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền" (quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).

Ngoài ra c̣n có các bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (1851) là một bộ điển chế của triều Nguyễn cũng ghi rơ những công việc nhà nước Đại Nam đă thực thi trên lănh thổ Hoàng Sa. Đặc biệt quư giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lănh thổ này qua lời phê duyệt của nhà vua.

Ví như, phê vào phúc tấu của Bộ Công ngày 12.2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua viết: "Mỗi thuyền văng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ (cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đo đạc, vẽ bản đồ v.v...

Cần phải nói lại một lần nữa là trong suốt nhiều thế kỷ liên tục trước đây các tài liệu thư tịch của nhà nước Việt Nam kế thừa nhau và những chứng tích như cầu tàu, trạm khí tượng, hải đăng... của Việt Nam (trước đây do người Pháp sử dụng, khai thác và chính quyền Sài G̣n cũ quản lư) vẫn c̣n đó, thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 21, 2004.


Response to VC khĂ´ng cho đăng bĂ i nghiĂªn cứu về chủ quyền của HoĂ ng Sa

Quần đảo Hoàng Sa

Là một quần đảo san hô nằm trong khoảng vĩ độ 15045' Bắc, kinh độ 1110 đến 1130 Đông, án ngữ ngang cửa vào vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi, VN) hơn 120 hải lư, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lư. Quần đảo gồm trên 30 ḥn đảo, đá, cồn san hô, băi cát nằm trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lư, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lư, chiếm diện tích biển khoảng 16.000km2. Tổng diện tích phần nổi của đảo Hoàng Sa 10km2. Lớn nhất là đảo Phú Lâm, rộng khoảng 1,5km2. Các đảo c̣n lại diện tích nhỏ hơn nhiều.

-- Con Ho Dam Tac - Nong Duc Manh (Con_Ho_Dam_Tac@hn.vnn.vn), January 22, 2004.


Moderation questions? read the FAQ