Thưa anh, chị với một thế hệ lănh đạo mới tại Bắc Kinh

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Thưa quư thính giả, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến vào một thời đại mới với một thế hệ lănh dạo trẻ trung hơn và có tŕnh độ hơn. Tiết mục Nh́n Về Á Châu tuần này sẽ bàn về mục tiêu hướng tới của thành phần lănh đạo mới, về những thành quả do thế hệ trước để lại và những thử thách mà thế hệ lănh đạo do ông Hồ Cẩm Đào lănh đạo sẽ phải đương đầu, sau cuộc chuyển giao quyền lực đang diễn ra tại Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc sắp sửa kết thúc. Mời quư vị cùng Hoài Hương và theo dơi sau đây.

Thưa quư thính giả, trong một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm đầu tiên kể từ khi Đảng Cộng Sản lên cầm quyền ở Trung Quốc hồi năm 1949, gần 3000 đại biểu Quốc Hội Trung Quốc đă quy tụ về Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở thủ đô Bắc Kinh để chính thức thông qua những thay đổi nhân sự trong hàng ngũ lănh đạo cao cấp nhất Trung Quốc.

Mặc dù đây chỉ là một thủ tục v́ mọi chuyện đă được định đoạt tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 16 hồi tháng 11 năm ngoái, song Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân kỳ này đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử đương đại Trung Quốc. Thưa chị Hoài Hương, trước hết, xin chị phác họa những trách nhiệm mới của tân Chủ Tịch Nước Hồ Cẩm Đào, những ưu tiên chính và mục tiêu hướng tới của chính phủ do ông lănh đạo?

Thưa anh, thưa quư thính giả, trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc và tân Chủ Tịch Nước, ông Hồ Cẩm Đào sẽ chịu trách nhiệm về thành tích hoạt động nói chung của Đảng Cộng Sản và của guồng máy chính quyền.

Theo các nhà ngoại giao nước ngoài đă từng tiếp xúc với ông Hồ Cẩm Đào trong năm 2003, th́ những ưu tiên chính của chính phủ Hồ Cẩm Đào là duy tŕ t́nh trạng ổn định xă hội để có thể tiếp tục đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao hiện nay, tiếp tục chương tŕnh cải tổ và mở cửa đă khởi sự từ trước, tái cấu trúc lĩnh vực kinh tế quốc doanh, phát triển khoa học kỹ thuật, và giải quyết những bất b́nh đẳng xă hội do t́nh trạng phát triển không đồng đều giữa các đô thị và vùng nông thôn gây ra.

Thế hệ lănh đạo mới do ông Hồ Cẩm Đào lănh đạo được giao trọng trách điều hành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Á châu, song không phải tất cả mọi tầng lớp dân chúng đều được hưởng những kết quả do thành quả kinh tế tốt đẹp đó mang lại.

Về mục tiêu hướng tới th́ chính phủ của ông Hồ Cẩm Đào hứa hẹn rằng, tới năm 2020, sẽ biến Trung Quốc thành một nước phú cường, nói cách khác là trong ṿng gần hai thập niên nữa, giới lănh đạo Trung Quốc hy vọng gần 50% dân chúng sẽ thuộc thành phần trung lưu, tương đương với giai cấp trung lưu tại các nước công nghiệp hóa trên thế giới. Theo dự phóng của các nhà lănh đạo mới tại Bắc Kinh th́ đến lúc đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng gấp 4 lần, và tổng sản phẩm nội địa tính trên đầu người sẽ tăng từ 800 dôla hiện nay lên 3000 đôla.

Thưa chị, sự kiện ông Giang Trạch Dân tuy về hưu mà vẫn nắm giữ chức Chủ Tịch Uûy Ban Quân Sự Trung Ương Đảng, có đặt ra những hạn chế nào đối với riêng tân Chủ Tịch Nước Hồ Cẩm Đào, và đội ngũ lănh đạo Đảng và nhà nước mới hay không?

Thưa anh, Ủy Ban Quân Sự Trung Ương Đảng là cơ chế nắm quyền kiểm soát lực lương quân đội trong tay, và do đó nhân vật nắm chức Chủ Tịch Ủy Ban này có quyền quyết định tối hậu về các vấn đề quan trọng như đối ngoại và quốc pḥng, chẳng hạn như quyết định triển khai quân đội dù là để tham chiến ở nước ngoài, hay để đè bẹp một phong trào biểu t́nh đ̣i dân chủ trong nước theo kiểu Thiên An Môn hồi năm 1989.

Qua chức vụ này, ông Giang Trạch Dân sẽ có quyền phủ quyết các quyết định quan trọng do giới lănh đạo chính phủ Hồ Cẩm Đào đưa ra. Không những thế, Uûy Ban Quân Sự Trung Ương Đảng c̣n có cả quyền hạ bệ ông Hồ Cẩm Đào nếu xét thấy ông thiếu khả năng lănh đạo hoặc vi phạm kỷ luật Đảng. Thế cho nên, trên thực tế, ông Hồ Cẩm Đào và ê kíp của ông không thực sự nắm toàn bộ thực quyền trong tay, ngày nào mà ông Giang Trạch Dân c̣n giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban Quân Sự Trung Ương Đảng.

Thưa chị Hoài Hương, Thủ Tướng Chu Dung Cơ vừa từ nhiệm vẫn được coi là một trong những nhà lănh đạo chủ chốt thuộc thế hệ lănh đạo thứ Ba, ông đặc biệt có công đưa nền kinh tế Trung Quốc đến vị thế vững mạnh hiện nay, và vận động thành công cho Trung Quốc gia nhập WTO. Nhưng bên cạnh những thành quả rất to lớn đă đạt được, cá nhân ông Chu Dung Cơ cũng thừa nhận là c̣n rất nhiều điều ông chưa thực hiện được. Thưa chị Hoài Hương, xin chị nói qua về những thử thách mà người kế vị ông trong chức Thủ Tướng phải đương đầu?

Thưa anh, trong bài diễn văn cuối cùng của ông báo cáo về t́nh h́nh kinh tế Trung Quốc, chính Thủ Tướng Chu Dung Cơ đă vạch ra một số thử thách mà tân Thủ Tướng phải đương đầu. Đó là:

1. mức nhu cầu trên thị trường nội địa c̣n quá thấp 2. mức lợi tức của giới nông dân tăng quá chậm so với lợi tức của các thành phần khác 3. tỷ lệ thất nghiệp gia tăng 4. bất b́nh đẳng trong phân phối lợi tức 5. khó khăn trong việc cải tổ lĩnh vực quốc doanh 6. nhu cầu ổn định hóa nền kinh tế thị trường 7. các vấn đề an ninh trật tự 8. các vấn đề bảo vệ môi sinh 9. và quan trọng nhất nạn tham nhũng và quan liêu

Thưa chị Hoài Hương, thế hệ lănh đạo mới - thường được gọi là thế hệ lănh đạo thứ Tư- nói chung có những đặc điểm ǵ khác biệt -so với thế hệ lănh đạo thứ Ba do ông Giang Trạch Dân cầm đầu?

Thưa anh, điều đầu tiên thu hút sự chú ư của giới truyền thông là phong cách lănh đạo của thế hệ mới. Cả ông Hồ Cẩm Đào lẫn tân Thủ Tướng Oân Gia Bảo (Wen Jiabao) đều tỏ vẻ quan tâm đến số phận của các thành phần nghèo khổ. Quan tâm đó thể hiện qua hành động của các vị lănh đạo mới, điển h́nh như vào ngày đầu năm Âm Lịch vừa rồi, ông Oân Gia Bảo đă xuống tận nơi làm việc của các thợ hầm mỏ để dùng cơm với họ, và để lắng nghe những quan tâm của giới này. Câu chuyện này đă gây nhiều ấn tượng tốt đối với giới truyền thông quốc nội và quốc tế.

Theo nhận định của giới quan sát, tân Chủ Tịch Nước và tân Thủ Tướng Trung Quốc thành thật quan tâm đến các thành phần chịu thiệt tḥi trong xă hội. V́ vậy nhiều người bày tỏ hy vọng là chính phủ Hồ Cẩm Đào sẽ có thể thu hẹp phần nào khoảng cách giàu nghèo đang là nguyên nhân gây ra nhiều bất măn trong xă hội Trung Quốc.

Thế hệ lănh đạo thứ Ba do ông Giang Trạch Dân cầm đầu là thế hệ cuối cùng được đào tạo ở Liên Bang Sô Viết, cho dù những chính sách do họ đưa ra không mấy thân Nga. Sự ra đi của thế hệ này đă nhường bước cho thế hệ của ông Hồ Cẩm Đào, thế hệ lănh đạo đầu tiên được đào tạo trong nước. Thế hệ này gồm nhiều nhân vật có tŕnh độ văn hóa và chuyên môn cao hơn.

Họ tham chính trong những thập niên Trung Quốc tách rời khỏi khuôn mẫu Sô Viết, thoát ly khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản Nga để t́m một hướng đi riêng, đặc thù Trung Quốc hơn -không nhất thiết theo đường hướng tự do dân chủ theo lối Mỹ.

Một điều đáng lưu ư khác là thế hệ lănh đạo thứ Tư do ông Hồ Cẩm Đào lănh đạo chia sẻ chung một quá tŕnh chính trị mang nặng dấu ấn của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Một số nhà phân tích nói rằng, có lẽ những kinh nghiệm này, trong một số trường hợp là những kinh nghiệm bản thân đau thương, đă ảnh hưởng tới lối suy nghĩ của thế hệ mới, có lẽ v́ vậy mà phần lớn có vẻ ít gắn bó hơn với ư thức hệ Cộng Sản giáo điều – so với các thế hệ lănh đạo tiền nhiệm. Theo các nhà quan sát th́ họ có thái độ thực tiễn hơn, và có những quan điểm chính trị ôn ḥa hơn trong các vấn đề quốc tế và đối nội, so với các thế hệ trước.

Thưa anh, chị với một thế hệ lănh đạo mới tại Bắc Kinh, những thành phần đấu tranh cho dân chủ hoặc bất đồng chính kiến với Bắc Kinh có nên hy vọng sẽ có nhiều cải tổ theo đường hướng dân chủ hay không?

Thưa anh, chính phủ do ông Hồ Cẩm Đào lănh đạo cam kết sẽ mang lại sự phồn vinh cho mọi tầng lớp dân chúng dưới quyền cai trị của một Đảng duy nhất và một guồng máy chính quyền trong sạch hơn, ít cồng kềnh và hữu hiệu hơn.

Nhưng trong dân chúng nếu có ai mơ tưởng rằng các chương tŕnh cải tổ nhằm thực hiện các mục tiêu của tân chính phủ Trung Quốc sẽ dẫn đến một nền dân chủ kiểu Tây Phương, th́ phản ứng cuảû giới phân tích là, e rằng những người đó sẽ phải thất vọng.



-- poorcitizen (starlonely2212@yahoo.com), January 15, 2004


Moderation questions? read the FAQ