Mấy vẹm chú ư , không nên bơ qua huyền thoại Hồ Chi Minh , bài này dành riêng cho các vẹm đang làm " project " , băo đăm sẽ đuọc điễm 10, thang quan tiến chức như " Pham Tuan bay vao vũ trụ " , hihihi

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Huyền thoại Hồ Chí Minh

Lữ Phương

Hồ Chí Minh là một nhân vật quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thuộc thế kỷ 20. Oâng đă lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức cuộc chiến đấu bền bỉ chống lại các thế lực thực dân hiện đại, đă hoàn thành độc lập thống nhất, tạo cơ sở quyền lực để thiết lập chế độ gọi là “chủ nghĩa xă hội hiện thực” ở Việt Nam. Đă có khá nhiều ư kiến nhận định, đánh giá sự nghiệp của ông theo nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, trong chế độ cộng sản, từ một nhân vật lịch sử ông đă trở thành một nhân vật huyền thoại có tác dụng huyễn hoặc rất đặc biệt.

Theo những người nghiên cứu vềViệt Nam, hiện tượng này có ba nguồn gốc: 1) tự ông cố ư tạo ra để lôi kéo quần chúng, 2) Đảng cộng sản đă dầy công làm cho ông thành một biểu tượng thờ phụng của chế độ, 3) người Việt Nam hy vọng vào ông như một ngưới cứu độ, giúp họ thực hiện được những mong mỏi ngh́n đời của đất nước và bản thân.

VẼ RỒNG THẤY ĐẦU KHÔNG THẤY ĐUÔI

Do phải giữ kín tung tích trong hoạt động bí mật, lư lịch của Hồ Chí Minh cũng là một bí mật. Sau cách mạng 1945, nhiều người c̣n chưa biết ông là ai. Nhiều đoạn đời của ông có một thời bị nhiều nhà viết tiểu sử ông để trống (như sau vụ thất bại của Xô viết Nghệ tĩnh 1931 đi đâu không biết cho đến năm 1941 mới xuất hiện lại và về nước ).

Phần ông, ông lại không chịu viết hồi kư hoặc chính thức công bố đầy đủ lư lịch của ḿnh. Nếu có viết th́ ông lại không kư tên thật. Với bút danh Trần Dân Tiên trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch , h́nh ảnh mà ông tự giới thiệu chỉ là một người cách mạng rày đây mai đó, không có cuộc sống riêng tư. Nhưng đó cũng chính là ư muốn của ông. Trong cuốn sách nhỏ này ông có khen ngợi tài của người hoạ sĩ Trung hoa vẽ rồng và cho rằng vẽ rồng giỏi là chỉ cho người xem trông thấy đầu c̣n đuôi th́ dùng những cụm mây che khuất đi. Thủ thuật ấy rơ ràng ông đă sử dụng để tự hoạ. Cái cốt cách thanh thoát mờ ảo ấy thật ra cũng đă toát ra từ chính con người của ông: với khuôn mặt xương xuơng, dáng người gầy, mới 50 tuổi đă để râu dài, ông có vẻ xuất thế hơn rất nhiều so với một số lănh tụ cộng sản châu Á khác – như Mao Trạch Đông chẳng hạn.

H́nh ảnh xuất hiện chính thức của ông trước công chúng do vậy ngoài một lĩnh tụ cộng sản tầm cỡ quốc tế tài ba, c̣n là một hiền triết phương Đông. Nhưng đối với ông, không phải chỉ có như vậy. Trong thời chống Pháp, có một dạo, mấy chữ “cha già dân tộc” đă được bộ máy tuyên truyền Việt Minh dùng để tôn vinh ông khá ồn ào (như một câu hát: “thi đua thi đua cha già nhắn tin về …” ). Thật sự th́ h́nh ảnh này đă được chính ông sử dụng để tự đề cao trong Những mẩu chuyện về đời Hồ Chủ Tịch do chính ông viết (“Nhân dân gọi Chủ tịch là Cha già của dân tộc, v́ Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam”). Về sau có lẽ v́ thấy hơi quá lố, h́nh ảnh ấy không c̣n được nhắc lại, mấy chữ “Bác Hồ” được thay vào và giữ măi cho đến khi ông mất.

Trong tiếng Việt, chữ “bác” chỉ vai người anh của cha, dùng để xưng với các cháu thiếu nhi th́ thích hợp. Nhưng sau này, nó lại trở thành phổ biến để mọi người gọi theo. Theo nhiều người gần gũi ông cho biết th́ điều đó cũng do ông chỉ đạo: ai mới gặp ông mà gọi ông bằng là “anh” hoặc “đồng chí” th́ bị ông chỉnh lại ngay (tôi nghe nói trong những ngươi bị ông chỉnh có Trần Văn Giàu và nhà văn Nguyễn Huy Tưởng).

Cung cách ứng xử của ông thường được coi như tấm gương để toàn Đảng, toàn dân học tập, trong đó tác phong giản dị, cần kiệm, thân dân (lo chuyện tương cà mắm muối cho dân) thường được đề cao nhiều nhất. Năm 1968, sau khi vào chiến khu, suốt 7 năm ở R, năm nào đến 19 tháng 5 (người ta cho là sinh nhật của ông), trong các buổi lễ kỷ niệm tôi đều được nghe không biết bao lần những câu chuyện như vậy.

– Chuyện đôi giép râu. Bác Hồ đi giép râu th́ ai cũng biết. Bác đi một đôi giép đến ṃn lẳn. Cậu bảo vệ đề nghị Bác thay nhiều lần nhưng Bác nhất định không chịu. Cuối cùng nài nỉ măi không được, cậu đă phải lén lấy đôi giép ấy đi đổi. Khi phát hiện, Bác không vừa ḷng và nhất quyết bắt cậu bảo vệ đi lấy lại đôi giép cũ.

– Chuyện lá giong gói bánh chưng của dân Hà nội. Mỗi năm khi gần Tết, mặc dầu “bận trăm công ngàn việc”, Bác vẫn điện thoại hỏi đồng chí Trần Duy Hưng, bấy giờ là bí thư thành ủy Hà nội, xem có lo đủ lá giong để gói bánh chưng cho dân chưa.

C̣n nhiều chuyện khác có nội dung tủn mủn, lẩm cẩm và “bao cấp” như vậy. Chưa kể đến những bài nhạc, bài thơ – nơi không cần phải mô tả những chi tiết – người ta đă tha hồ dùng sự bay bổng của phạm trù mỹ học gọi là sự cao quư để đưa ông lên chín tầng mây! Từ một người anh hùng giải phóng dân tộc, ông trở thành một ông tiên trong các truyện thiếu nhi, một nguồn cảm hứng vô tận để h́nh thành những bài tụng ca, và hơn nữa, c̣n là h́nh tượng của người đi cứu độ chúng sinh nữa. Sau 1975, tôi thấy người ta đă dựng bàn thờ của ông ngay giữa bùng binh Sài g̣n, khói hương nghi ngút. Ngày nay nhiều nơi vẫn c̣n giữ thói quen này, không phải chỉ với riêng ông (nhiều liệt sĩ cộng sản đă thành thần trong các miễu, các đền).

CUỘC SỐNG RIÊNG TƯ

Chuyện t́nh ái, vợ con của ông là điều được dư luận quan tâm, nhưng sách báo của Đảng thường né tránh. Cả một đời v́ nước v́ non th́ màng chi đến những hệ luỵ nhân gian ấy! Nhưng điều này hoàn toàn không đúng ngay cả đối với ông: có lần ông đă cho rằng sai lầm lớn nhất đời ông là không lấy vợ! Nói chơi thôi nhưng thật sự trong thực tế, đă có nhiều chuyện kể cho biết ông có rất nhiều nhân t́nh ở khắp nơi, từ Pháp, Nga, Trung quốc…

Kim Hạnh lúc làm tổng biên tập báo Tuổi trẻ, v́ đăng ở trang nhất tin nói về bài thơ của ông (bí danh Lư Thuỵ khi từ Liên xô ông sang Trung quốc khoảng 1925) gửi người vợ Tàu mà bị cách chức và đuổi khỏi làng báo. Một nhà nghiên cứu Mỹ, khi truy tầm hồ sơ mật của Đệ tam quốc tế lưu trữ tại Moscou sau khi Liên xô sụp đổ, đă t́m thấy tài liệu cho biết khi đi dự một Đại hội Quốc tế cộng sản ở Nga, ông đă khai có vợ và người ấy chính là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai chứ không phải là ai khác!

Trong nước chuyện t́nh của ông nhiều hơn và cũng nhiều tính chất bi thảm hơn. Dư luận Hà nội râm ran từ lâu chuyện ông ăn ở với một cô tên Xuân, cô này do mật vụ Trần Quốc Hoàn đưa về để phục vụ ông nhưng sau cho người giết đi để bịt tung tích, có đứa con trai được Vũ Kỳ, thư kư riêng của ông cứu thoát, đem về nuôi. Gần đây nhân Đại hội 9 của Đảng (tháng 4 năm 2001), các hăng thông tấn phương Tây đă nói đến khá nhiều chuyện năm 1941, khi về nước, ông đă quan hệ với một nữ cần vụ người dân tộc và sinh ra Nông Đức Mạnh, nay mới được bầu Tổng bí thư Đảng.

Những chuyện t́nh nói trên, hư thực ra sao chưa được chứng minh thật thuyết phục, nhưng xét về mặt đạo đức cá nhân thật ra chẳng có ǵ quan trọng lắm: các lĩnh tụ cộng sản cũng là những con người, vợ con, này nọ đủ cả, một số lại rất hoang toàng trong cái khoản mục này! Giả sử Hồ Chí Minh có như vậy đi nữa th́ công lao chống thực dân của ông chẳng hề bị suy suyển. Nhưng do Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ muốn dừng lại với cái công lao ấy mà c̣n vượt lên thời gian tồn tại muôn năm, nên h́nh ảnh của Hồ Chí Minh phải được tô vẽ sao cho thật lư tưởng, thật phi thường.

Và đó cũng chính là chính sách tạo thần tượng của guồng máy. Người ta có thể vẫn sống một cuộc sống b́nh thường, nhưng khi Đảng cần th́ cái b́nh thường sẽ được thay vào bằng những việc làm, những sự tích thần thánh. Anh là người có tính Đảng cao th́ anh phải biết tuân phục: cứ việc sống b́nh thường nhưng phải biết cố gắng đóng cho tṛn cái vở kịch được tạo ra cho ḿnh. Chỉ v́ lợi ích cách mạng thôi. Càng có nhiều tấm gương phi thường để những người b́nh thường noi gương hy sinh th́ sự nghiệp của Đảng mới huy hoàng: cơ Đảng chẳng đỏ rực màu máu hay sao? Chính v́ đă dựa trên cái lư lẽ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng đó mà Đảng đă tạo ra khá nhiều những truyền thuyết trong tất cả mọi lĩnh vực từ bộ đội, t́nh báo đến nhà báo, nhà sư…. Hồ Chí Minh cũng chỉ là một huyền thoại trong những huyền thoại do Đảng tạo ra, nhưng là huyền thoại của những huyền thoại cho nên phương pháp tạo dựng cũng phải hết sức đặc biệt.

Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đă qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do ḿnh tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đă thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra ŕa suốt trong quăng đời c̣n lại trước khi ông mất là đáng chú ư nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Vơ Nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trương Chinh làm tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hoà b́nh, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng t́nh h́nh Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đă lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đă đưa cánh Lê-Duẩn/Lê Đức Thọ lên nắm quyền.

Về Vơ Nguyên Giáp th́ kết quả ai cũng nh́n thấy: bị quy kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẫn chết mới thôi.C̣n về Hồ Chí Minh th́ dường như chẳng có ǵ, nhưng thật sự cũng đă chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài th́ vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia… nhưng bên trong đă dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai tṛ của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng ǵ lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ Chí Minh trong cuộc “tổng tấn công và nổi dậy” 1968, vẻn vẹn chỉ có bài thơ Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà… Sau khi ghi âm bài thơ này th́ ông được đưa đi… nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc “Tổng tấn công và nổi dậy” nổ ra qua Đài phát thanh nghe đựơc ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đă nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn/Lê Đức Thọ đối đầu với Hồ Chí Minh/ Vơ Nguyên Giáp.

Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính ḿnh nên cái chết của ông cũng đă được cánh Lê Duẩn/Lê Đức Thọ khai thác triệt để để “xài” một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 v́ trùng với ngày quốc khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hoả táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiều tiền bạc ra ướp xác và xây lăng ngh́n đời cho ông.

NHỮNG LỰA CHỌN CHÍNH TRỊ

Con người của Hồ Chí Minh được thần thánh hoá chỉ nhằm mục đích thần thánh hoá những lựa chọn chính trị của ông cho Đảng cộng sản. Những chủ đề sau đây đă trở thành kinh điển trong các khoá giảng dạy về tư tưởng của chế độ: từ thuở ấu thơ, Hồ Chí Minh đă ưu tư về t́nh trạng nô lệä của dân tộc, v́ thế đă quyết định bỏ xứ ra đi t́m đường cứu nước; chu du khắp thế giới để t́m hiểu và so sánh, cuối cùng ông đă nhận ra chủ nghĩa Mác-Lênin thần kỳ, không những giúp dân tộc giành được độc lập mà c̣n mở đường đi vào cơi hạnh phúc muôn đời; Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất thực hiện được cái tất yếu ấy của lịch sử cho nên quyền lănh đạo của Đảng đối dân tộc sẽ là vĩnh viễn và tuyệt đối.

Qua sự kiểm nghiệm của lịch sử hơn nửa thế kỷ đă qua, người ta thấy những xác tín trên đây nếu đúng một phần nhỏ th́ sự cường điệu và phóng đại lại là quá nhiều.

Thí dụ như việc t́m đường cứu nước. Có lẽ không cần tranh luận về cái giả định khởi đầu này: Hồ Chí Minh là một trong rất nhiều những thanh niên yêu nước vào lúc bấy giờ. Nhưng từ đó cho rằng v́ yêu nước mà ngay từ đầu đă có ư định phải ra nước ngoài để t́m giải pháp cứu nước th́ điều này không nhất định phải là tất yếu. Một người Pháp nghiên cứu về Việt Nam là D. Hémery có t́m ra được một tờ đơn của Hồ Chí Minh đề ngày 15-9-1911 ở Marseille – kư là Paul Tất Thành – gửi chính phủ Pháp xin vào học trường Ecole coloniale (một loại trường tạo công chức cho các thuộc địa) và đă bị từ chối. Nhà sử học này cũng t́m ra một số thư của ông – cũng kư là Paul Tất Thành – nhiều lần gửi về nước nhờ Khâm sứ Trung kỳ hỏi thăm tin tức và chuyển tiền cho cha. Từ những tài liệu này – Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh (Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1993) có ghi lại phát hiện của Hémery – người ta có thể bàn luận nhiều chuyện, nhưng để đừng đi quá xa chúng ta chỉ cần ghi nhận điều hiển nhiên sau đây: ư định “cứu nước” của Hồ Chí Minh chưa chắc đă có ngay từ lúc bỏ nước ra đi, ư định ấy có thể đă đến sau những dự tính khác không thành (thí dụ không được chấp nhận vào học tại Ecole coloniale). Giả thiết này chẳng hề hạ thấp t́nh cảm yêu nước của ông, nhưng tất nhiên, như vậy th́ sẽ rất khó để tạo ra cái chủ ư lư tưởng hoá cuộc đời ông từ nhỏ cho đến lớn. Làm sao có thể cho là “lư tưởng” cái hiện tượng Hồ Chí Minh tự gọi ḿnh là “Paul Tất Thành” , xin đi học làm công chức cho chính quyền thực dân đồng thời nhờ cả chính quyền thực dân ấy chuyển tiền từ nước ngoài về cho cha!

Cái lập luận cho rằng sau khi đă bôn ba khắp nơi để nghiên cứu t́m hiểu, từ đó thấy chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt vời nên Hồ Chí Minh mới chọn – lập luận này cũng tỏ ra rất khó thuyết phục. Việc ông đi đây đó trên thế giới không đủ để chứng minh được rằng ông đă thâu đạt được tất cả những tinh hoa của nhân loại như đă được những người xưng tụng ông giả định. Khác với nhiều lĩnh tụ châu Á khác, chẳng hạn như Tôn Dật Tiên, Gandhi, ông không hề có ư định đào sâu kiến thức của ḿnh qua các trường Đại học. Thời gian ông trở lại nước Pháp hơi lâu (1917-1923), nhưng công việc của ông ở đây vẫn đi theo cái chiều hứơng nghiêng về phần thực hành, quan hệ tiếp xúc, viết báo, vận động… Các sách ông đọc ở đây chỉ là những loại phổ thông, không có ǵ chứng tỏ được chiều sâu cần thiết về tư duy để nghiêm chỉnh tiếp thu chủ nghĩa Mác. Tôi đă viết ra nhiều lần nhận xét này, nay không sợ lặp lại để nói thêm một lần nữa.

Những nhà nhà ư thức hệ cộng sản có thể rất tức giận v́ nhận xét ấy, nhưng tiếc thay, điều đó lại được chính Hồ Chí Minh nói ra. Ai đă đọc cuốn sách mang tên Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Tịch do chính ông viết (dưới bút danh Trần Dân Tiên) th́ sẽ thấy ngay. Xin dẫn một vài đoạn ông kể về Đại hội Tours cuối năm 1920 của Đảng Xă hội Pháp:

“Người ta thảo luận rất sôi nổi (…) Ông Nguyễn lắng nghe nhưng không hiểu rơ lắm, v́ người ta thương nhắc đi nhắc lại những tiếng, những câu: chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, chủ nghĩa xă hội, cách mạng, không tưởng, khoa học, Saint-Simon, Fourrier, Marx, chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa cải lương, sản xuất, luận đề,… giải phóng… chủ nghĩa tập thể… chủ nghĩa cộng sản, khách quan, chủ quan v.v…”

Không hiểu rơ lắm, nhưng đến lúc biểu quyết, gia nhập Đệ tam hoặc ở lại Đệ nhị Quốc tế th́ ông vẫn bỏ phiếu cho Đệ tam Quốc tế.

“Rất ngạc nhiên, Rô-dơ, làm tốc kư của Đại hội hỏi ông Nguyễn:

”Đồng chí! Bây giờ đồng ch́ hiểu tại sao ở Pa-ri, chúng tôi đă bàn căi nhiều như thế rồi chứ?”

– Không, chưa thật hiểu đâu

– Thế th́ sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Đệ tam quốc tế?

– Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác.Nhưng tôi hiểu rơ một điều Đệ tam Quốc tế rất chú ư đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. C̣n Đệ nhị quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. V́ vậy tôi đă bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu. Đồng chí đồng ư với tôi chứ?!”.

Rô-dơ đồng ư, chị cười và nói:”Đồng chí đă tiến bộ”.

Những đoạn trích dẫn trên đây đă cho chúng ta biết mấy điều quan trọng như sau:

– Hồ Chí Minh chưa biết ǵ về chủ nghĩa Mác với tư cách là một học thuyết triết học-chính trị. Những khái niệm rất tầm thường trong báo chí có khuynh hướng thiên tả như đấu tranh giai cấp, bóc lột, sản xuất … ông c̣n chưa hiểu rơ, nói ǵ đến những tư biện về lao động tha hoá, gíá trị thặng dư, sứ mệnh giải phóng của giai cấp vô sản…?

– Đối với chủ nghĩa Lênin ông có biết đến nhưng lại rất hời hợt. Ông chưa đọc ǵ về Lênin, ngoại trừ bài “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” đăng trên tờ L’humanité tháng 7 năm 1920 trước Đại hội Tours vài tháng. Có đọc nhưng thật sự ông cũng chẳng hiểu bao nhiêu, ngay cả các khái niệm căn bản.

– Ông chọn lựa đi theo Lênin hoàn toàn chỉ v́, qua Đệ Tam Quốc tế, Lênin hứa “giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập”. Đó là một chọn lựa hoàn toàn cảm tính, vội vàng, phiến diện: chủ nghĩa Lênin là một học thuyết toàn diện về cáh mạng vô sản ở những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển, trong đó vấn đề giải phóng các thuộc địa chỉ là một bộ phận.

Với những thiếu sót trầm trọng như vậy, làm sao có thể gọi được là nghiêm chỉnh thái độ chọn lựa nói trên của ông?



-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), November 17, 2003

Answers

Response to Mấy vẹm chĂº Ă½ , khĂ´ng nĂªn bõ qua huyền thoại Hồ Chi Minh , bĂ i nĂ y dĂ nh riĂªng cho cĂ¡c vẹm đang lĂ m " project " , bĂ£o đĂ£m sẽ đuọc điễm 10, thang quan tiến chức như " Pham Tuan bay vao vũ trụ " , hihihi

Tất nhiên không thể không xét đến chuyện về sau, cùng với thời gian hoạt động, ông đă tiếp cận lư luận cách mạng ngày càng nhiều hơn. Nhưng dù vậy đi nữa th́ cũng không v́ thế mà coi sự chọn lựa ấy là tuyệt đối đúng, phải trung thành để chuyển giao cho các thế hệ mai sau. Có rất nhiều lư do:

–Sau khi Lênin mất, “chủ nghĩa Mác-Lênin” đă dần dà bị Stalin hoá. Cách mạng vô sản ở những nước tư bản phát triển thoái trào, “chủ nghĩa xă hội” ở Liên xô thực chất là chủ nghĩa tư bản nhà nước, chủ nghĩa vô sản quốc tế chỉ là cái b́nh phong bảo vệ Liên xô và sự bành trường của chủ nghĩa dân tộc xô viết.

– Mục tiêu xây dựng một xă hội mác xít có nền kinh tế phát triển cho một xă hội công bằng và tư do là hoàn toàn ảo tưởng. Các nước lấy Liên xô làm mô h́nh đều dẫm chân trong lạc hậu nghèo nàn, c̣n thể chế chính trị th́ chỉ là sự nối dài của chế độ phong kiến, độc tài. Là vũ khí hiệu nghiệm trong lật đổ và cướp chính quyền nhưng bất lực trong phát triển.

Sự lựa chọn đường đi của Hồ Chí Minh cho Việt Nam v́ vậy là chọn lựa bất toàn: nó có thể giành được độc lập cho dân tộc qua các h́nh thức đấu tranh bạo lực, nhất là chiến tranh, nhưng đă thất bại toàn diện trong xây dựng hoà b́nh. Điều này đă được chứng thực rất hiển nhiên qua hơn nửa thế kỷ thực hành. Không thể coi đó là “cái cẩm nang thần kỳ” để đưa nhân dân đến cơi hạnh phúc ngh́n năm. Cũng không thể nói bừa rằng ta phải đi theo con đường xă hội chủ nghĩa v́ “nhân dân ta đă chọn” . Nhân dân ta chẳng biết ǵ về chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ để chọn. Rất nhiều người chỉ đặt ḷng tin vào Bác Hồ nhưng sự chọn lựa của Bác Hồ lại chẳng có ǵ gọi được là khuôn vàng thước ngọc cả.

Nh́n lại mọi việc đă xảy một cách b́nh tâm, chúng ta thấy sự chọn lựa của Hồ Chí Minh đă bị quy định bởi cái tạng văn hoá sau đây của ông:

– Hồ Chí Minh là một người rất thực tế. Thúc đẩy bởi vấn đề bức xúc của đất nước là độc lập, ông nhận thấy sự hứa hẹn của Đệ Tam quốc tế là rơ rệt và rất triệt để, khác hẳn với những thế lực khác (Mỹ, Nhật), nên đă chấp nhận. Đối với ông chủ nghĩa Lênin thực tế lúc bấy giờ đồng nghĩa với giải phóng dân tộc là vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam. Cái tạng thực tế ấy sau này đă biểu hiện trong việc lănh đạo của ông đối với mọi công việc: nói năng, hành động, bao giờ cũng cố tránh những cái cao xa, trừu tượng.

– Ông cũng lại là một người nhiều t́nh cảm và lư tưởng. Đọc Lênin, thây găi đúng ưu tư của ḿnh, ông đă khóc lên v́ vui sướng và tin ngay. Sau này t́m hiểu thêm thấy chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn chấm dứt những khốn khổ của những người lao động bị áp bức ông càng tin hơn. Khát vọng độc lập cho dân tộc của ông cũng gắn liền với mong mỏi đấu tranh cho một xă hội công bằng, nhân đạo. Cũng chính v́ vậy mà óc thực tế của ông không trở thành óc thực dụng tầm thường. Oâng chọn Lênin v́ con đường giải phóng đất nước mà c̣n v́ nhu cầu có một người thầy, người cha tinh thần theo kiểu phương Đông để thờ phụng, tôn kính

Tất cả những những thuộc tính trên đây đều đă biểu hiện trong sự chọn lựa nói trên với những ưu và những nhược điểm của nó. Những người thần phục ông chỉ nói đến những cái ưu nhưng không hề dám nói đến những cái nhược quan trọng của ông sau đây: 1) quá vội vàng, không suy xét cẩn thận, cái trí không theo kịp cái tâm 2) trung thành mù quáng với sự chọn lựa ban đầu, không học được tinh thần phản tỉnh để can đảm nh́n lại toàn diện con đường đă đi.

Những nhược điểm của sự chọn lựa của ông đă bộc lộ thật rơ rệt trong thời xây dựng hoà b́nh. Đấu tố, cải cách: phá hoại đến tận nền tảng đạo lư dân tôc. Hợp tác hoá: phản bội nông dân về ruộng đất. Chỉnh huấn: bơm máu đen vào cơ thể Đảng. Trấn áp, chà đạp trí thức văn nghệ sĩ: phản bội lời hứa về tự do văn hoá. Khoác lác về cái gọi là “dân chủ gấp triệu lần”, nhưng lại đèø đầu cưỡi cổ nhân dân một cách rất tự nhiên như những cuờng hào. Làm mất hoàn toàn động lực về phát triển kinh tế qua chủ trương nhà nước hoá toàn bộ hoạt động sản xuất. Nói chung: giam hăm dân tộc trong cái ao tù chuyền quyền độc đoán, lạc hậu nghèo nàn.

Những sai lầm trên đây không phải là những “tồn tại” hoặc những “khuyết điểm” như Đảng đă giải thích. Chúng nằm ngay trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh – hợp nhất quá vội vàng giữa hai vấn đề hoàn toàn khác nhau về bản chất: giải phóng dân tộc và cách mạng xă hội. Chân giép lốp mà đi vào vũ trụ. Một bên là giép lốp, một bên là vũ trụ; với giép lốp th́ không thể đi vào vũ trụ được, nhưng ta cứ “thừa thắng xốc tới”, v́ vậy mà bao nhiêu điều tàn tệ đă xảy ra.

Cái ư thức hệ mácxit-lêninít mà Hồ Chí Minh ghép vào chủ nghĩa dân tộc của ông (“từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xă hội”) đă bộc lộ hết thực chất không tưởng và bất lực của nó. Trung thành mù quáng, căn cứ vào đó buộc thực tế phải uốn theo, Đảng cộng sản Việt Nam đă biến sự chọn lựa của Hồ Chí Minh thành vật cản đường cho sự phát triển tự nhiên của đất nước.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Sự thất bại của mô h́nh lêninít về phát triển cho những nước nghèo nàn, lạc hậu là quá rơ ràng. Do sự thúc ép của hàng loạt những nhân tố trong và ngoài nước, nhất là sự sụp đổ của Liên xô và Đông Aâu, Đảng cộng sản Việt Nam phải chấp nhận điều chỉnh đường đi, chuyển nền kinh tế “bao cấp, mệnh lệnh” hẳn sang kinh tế thị trường, mở cửa làm ăn với thê giới tư bản. Khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” đă ra đời trong t́nh h́nh đó như một thích ứng.

Nhưng xét kỹ th́ đây không phải là sáng kiến hay ho ǵ lắm. Hồi Hồ Chí Minh c̣n sống, ông đă trả lời nhiều người rằng ông không có tư tưởng ǵ cả. Nếu có một người xứng đáng ở Á châu này th́ đó chính là Mao trạch Đông (chính v́ vậy mà Điều lệ Đảng Đại hội II đă ghi: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao trạch Đông, phong cách Hồ Chí Minh).

Đối với ông, khi chọn chủ nghĩa Lênin rồi, đó đă là tất cả, là cái “cẩm nang thần kỳ” có thể giải quyết được mọi chuyện trên đời, chẳng cần phải nhọc công t́m kiếm làm ǵ nữa. Nói do ông khiêm tốn có lẽ chỉ một phần, chính yếu là do có óc thực tế, ông biết rằng ḿnh không thể nào nắm tóc ḿnh để tự đưa lên cao được. Gán cho ông điều ông không có và không muốn có, những đệ tử của ông chỉ làm cái công việc lợi dụng như họ đă từng bất chấp di chúc của ông khi cho ướp xác và xây lăng cho ông.

Những người có ư hướng cải cách trong Đảng đă nhận ra thủ đoạn này. Họ đă chỉ ra được cái mưu tính thực sự của những nhà ư thức hệ chính thống: miệng nói Hồ Chí Minh nhưng hành động vẫn không khác ǵ Stalin và Mao Trạch Đông, chuyên chế, khắc nghiệt, giả dối, xảo quyệt. Sự chỉ trích không phải là vô căn cứ: Đảng chỉ dùng Hồ Chí Minh như cái bung xung chứ chẳng có thật ḷng ǵ cả. Theo những người cải cách th́ thật ḷng là phải thay đổi triệt để phương thức lănh đạo của Đảng: phải từ bỏ đường lối nửa vời, khập khiễng, từ bỏ hẳn chuyên chính vô sản và thực hiện dân chủ cho tương xứng với chính sách mở cửa và kinh tế thị trường. Chỉ với đường lối cải cách triệt để ấy, Đảng mới tạo ra những điều kiện tích cực để khắc phục những ruỗng nát nội tại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh chóng. Cũng theo những người cải cách th́ sự thay đổi ấy không nằm ở đâu khác ngoài tư tưởng Hồ Chí Minh đích thực. Trong h́nh dung của họ, thực chất của Hồ Chí Minh là phi-Stalin và phi-Mao – một Hồ Chí Minh nhân đạo dân chủ!

Dù cho có ủng hộ cải cách, chúng ta thật khó ḷng mà t́m được sự khách quan trong cách lập luận trên đây: nếu Hồ Chí Minh đối với những nhà ư thức hệ chính thống chỉ là một h́nh ảnh giả th́ đối với những người cải cách, Hồ Chí Minh cũng không thật là bao nhiêu. Sự khác nhau giữa hai quan điểm chỉ là sự khác nhau về cách khai thác hai khía cạnh trong sự chọn lựa của Hồ Chí Minh: một bên nghiêng về phần quốc tế và vô sản, một bên lại nghiêng về phần quốc nội và dân tộc; một bên nghiêng về phần “chuyên chính vô sản” th́ bên kia lại muốn loại bỏ nó. Cả hai đều làm biến dạng đi một Hồ Chí Minh đích thực: một người Việt Nam yêu nước, nhưng cũng là một người Việt Nam yêu nước theo phương thức của Lênin, một người đă có đem lại cho đất nước sự tự chủ và thống nhất nhưng cũng lại là một người đă cho du nhập vào đất nước một học thuyết ngoại lai mà tác hại của nó c̣n kéo dài cho đến ngày nay chưa gỡ bỏ được.

Có thể cho rằng lập luận của những người cải cách chỉ là một cách tŕnh bày mang tính chất kỹ thuật tranh đấu trong hoàn cảnh không có tự do tư tưởng, và nếu như vậy th́ có lẽ sẽ không cần bàn luận thêm. Nhưng nếu trong chúng ta có ai thành thật tin rằng với chủ trương ấy, đất nước sẽ bước vào được một chế độ dân chủ hiểu theo nghĩa hiện đại th́ chắc chắn sẽ có không ít người lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ: giả sử như có gạt đi hết tất cả những phần ngoại lai, ảo tưởng của Hồ Chí Minh về con đường tiến lên “chủ nghĩa xă hội” theo kiểu Lênin, th́ Hồ Chí Minh vẫn không thể là ngọn cờ dân chủ được.

Ư kiến này thật đáng suy nghĩ. Mặc dù Hồ Chí Minh có nói nhiều đến dân chủ, nhưng quan niệm của ông vẫn rất xa lạ với cái nội dung mà Thời Hiện Đại đă sản sinh ra nó, đặc biệt là cái tính chất giao ước trần tục của sự phân chia và kiểm soát quyền lực, căn cứ vào đó tổ chức và quản lư đời sống công cộng. Oâng không biết ǵ đến tính chất độc lập của xă hội công dân đối với nhà nước, và ông cũng không hiểu tính chất quyết định làm nên nhà nước hiện đại là nhà nước phi thiên mệnh, nhà nước sinh ra từ pháp luật và tồn tại bằng pháp luật. Quan niệm của ông về mối tương quan giữa nhà nước và nhân dân vẫn là quan niệm của Nho giáo lư tưởng; cái loại nhân dân mà ông yêu mến vẫn chỉ là loại “xích tử” cần phải được dạy dỗ về luật trời và phép nước đồng thời lại phải biết lo cho họ về những chuyện “tương cà mắm muối” để sống trong yên ổn; c̣n nhà nước theo quan niệm của ông vẫn chỉ là thứ nhà nước của những người hiền, những bậc minh quân kiểu vua Nghiêu vua Thuấn đời xưa. Những ǵ ông nói về “pháp chế xă hội chủ nghĩa” hoặc “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” cũng đều dựa trên cơ sở ấy. Chúng chỉ là những ư định tốt của những đấng, những bậc bề trên.

Sở dĩ ông chọn chủ nghĩa Lênin một cách vội vă và vô điều kiện như ta đă biết có lẽ là do ông đă trực giác được tính chất “bên trên” của cách mạng vô sản lêninít trong việc làm lại nước Nga với những tàn dư nặng nề của thời trung cổ. Là người dân chủ, hiểu rơ học thuyết Mác, nhưng t́nh thế đă buộc Lênin làm ngược lại tất cả nhưng ǵ mà Mác đă h́nh dung ra cho xă hội tương lai: thay v́ để cho giai cấp vô sản tự ḿnh trở thành nhà nước như trong Công xă Paris 1871 th́ nhà nước xô viết lại phải đảm đương công việc giáo dục và tổ chức lại cái giai cấp vô sản đă tan tác và mất hết tính chất tiền phong sau cách mạng và nội chiến. Dự định khởi đầu là một lĩnh tụ dân chủ vô sản vượt xa nền dân chủ tư sản “hàng triệu lần”, cuối cùng, Lênin thừa nhận đă phải theo gương của một ông vua của thế kỷ 18 – Pierre Đại Đế – công khai dùng độc tài để chống lại dă man, lạc hậu.

Cảm nhận của Lênin về sự không ăn khớp giữa chủ nghĩa Mác hậu hiện đại và nước Nga tiền hiện đại, Hồ Chí Minh hoàn toàn không hề biết đến, ông chỉ thấy trong những hành động độc tài của Lênin trách nhiệm tự nhiên của những minh quân thời trước, nay được hiện đại hoá qua khái niệm chuyên chính vô sản của Đảng cộng sản: đó là một nền chuyên chế nhân đức và cách mạng, một nền chuyên chính v́ nhân dân chứ không phải là cái ǵ khác. Cái lôgích của vấn đề ở đây vẫn là cái ḷng tốt từ trên ban xuống. Muốn đựơc giải phóng, muốn có quyền lực, nhân dân phải hết ḷng đi theo Đảng. Đại biểu cho quyền lợi lâu dài của nhân dân, Đảng được phép làm tất cả để tạo dựng nên cuộc đời mới cho họ. Sự chuyên chính của Đảng là sự chuyên chính của đám đông, của chính nghĩa, của khoa học, của chân lư, của cách mạng. V́ vậy phải tập trung quyền lực vào Đảng một cách tuyệt đối và vĩnh viễn, không chia với bất ai, không nhân nhượng với ai một mẩu xác tín nào về chân lư, ai có ư đi ngược lại th́ chỉ là những lư lẽ của bọn thù địch với nhân dân cần phải thẳng tay trừng trị.

“Chuyên chính vô sản”, “chuyên chính nhân dân” bây giờ đă trở thành chuyên chính với giai cấp vô sản, chuyên chính với nhân dân. Hiện tượng suy thoái này, vào cuối đời ḿnh Lênin đă mơ hồ nhận ra như một bi kịch, nhưng ở Hồ Chí Minh, mọi việc dường như đă êm xuôi như ván đă đóng thuyền, cứ thế lướt sóng mà đi, từ bây giờ cho đến cả muôn đời con cháu mai sau!

BÀI HỌC CỦA NGƯỜI ANH HÙNG

Gần một thế kỷ đă qua, cùng với những biến chuyển lớn lao trên thế giới và đất nước, h́nh ảnh Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam đă không c̣n như xưa nữa. Tính chất lư tưởng, cao vời mà Đảng cộng sản đă cố sức tô vẽ cho một Hồ Chí Minh thần thánh đă không chống đỡ nổi cho những sự việc tầm thường, sai lầm của một Hồ Chí Minh thực tế: càng cố thần thánh hoá bao nhiêu lại càng gây ra tác dụng ngược lại bấy nhiêu.

Mặc dù tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với những ǵ làm nên cái gọi là “Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày nay, thiết nghĩ không nên đồng hoá tên ông với toàn bộ chế độ. Thế giới đă có những kinh nghiệm tương tự. K. Marx không phải là không có liên quan đến cái thực thể gọi là “chủ nghĩa xă hội” ở Liên xô, nhưng đổ mọi sai lầm của Liên xô lên đầu K. Marx là hoàn toàn không đúng. Mối quan hệ giữa Lênin và Stalin cũng có những điểm cần phân tích theo chiều hướng đó. Trường hợp Hồ Chí Minh đối với chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam có đặc biệt hơn nhưng cũng cần biết rằng h́nh ảnh của ông đă bị chế độ tô vẽ bằng mọi cách để huyễn hoặc quần chúng.

Thời trai trẻ, tôi quư trọng Hồ Chí Minh là do ông đă tô đậm cái t́nh cảm tự nhiên đó trong tôi để tôi biết trách nhiệm với đất nước.

Nhưng cũng chính v́ t́nh cảm và trách nhiệm ấy mà khi tóc đă bạc rồi, tôi không c̣n có thể mù quáng tin vào ông nữa. Hồ Chí Minh chỉ là một nhân vật của lịch sử, c̣n đất nước là chuyện của muôn đời: không thể cột chặt vận mệnh đất nước vào sự chọn lựa bất toàn của một con người, dù đó là một anh hùng. Tốt nhất vẫn là ghi nhận tất cả những chuyện đúng sai của ông một cách b́nh thản, hy vọng chỉ có như thế mới rút ra được những bài học hữu ích cho những thế hệ đi sau.

Đối với tôi, sự chọn lựa ư thức hệ cho đất nước của Hồ Chí Minh là bài học đáng suy ngẫm hơn cả. Tất cả đều là những ư định tốt đẹp nhưng tất cả đều thiếu cái chiều sâu của sự phản tỉnh triết học. Là sự chọn lựa vội vàng từ đầu và cũng là sự trung thành mù quáng về sau.

Lầm lũi đi theo ông, giắt theo ḿnh cái gói hành trang của những ư định tốt đẹp ấy, không biết thường xuyên quay đầu nh́n lại, không có ǵ bảo đảm để chúng ta không vấp lại những sai lầm của ông – đẩy cái đám đông nhân dân mà minh muốn đưa lên thiên đàng xuống chín tầng địa ngục! Nhất là những ư định tự cho là duy nhất đúng đắn, cần được bảo vệ quyết liệt bằng một định chế quyền lực cũng tự cho là duy nhất đúng đắn.

Lữ Phương



-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), November 17, 2003.


Moderation questions? read the FAQ