Am muu nham hiem that bai

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Toan tính hoá giải tâm thức chính trị cộng đồng người Việt hải ngoại

Lê Vĩnh

Đưa lên lenduong.net

Cuối tháng 8 vừa qua, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan đă lên tiếng báo động về âm mưu của toà đại sứ Việt cộng tại nước này trong việc sử dụng một số cá nhân, đoàn thể trong mục tiêu gây lũng đoạn, phân hoá cộng đồng người Việt tại Hoà Lan. Thực ra, đây không chỉ là một âm mưu riêng lẻ của Việt cộng đối với cộng đồng người Việt tại Hoà Lan, mà nằm trong một kế hoạch chung của Hà Nội nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu "biến người Việt hải ngoại thành những cái xác không hồn", như Hoàng Bích Sơn, trưởng Pḥng Người Nước ngoài thuộc bộ ngoại giao Việt cộng, đă đưa ra trong đại hội 4 của đảng cộng sản Việt Nam họp vào cuối năm 1986. Hoàng Bích Sơn nay đă nằm dưới đáy mồ, chỉ tiêu thời gian để thực mục tiêu đó là năm 2000 cũng đă qua, và mặc dù đi thất bại này sang thất bại khác, nhưng đây là một vấn đề sinh tử mà Việt cộng không thể nào từ bỏ được, mà phải dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để thực hiện. Những nỗ lực của Việt cộng trong việc này đă diễn ra từ lâu dưới nhiều h́nh thức, nhưng trong mấy tháng qua, kể từ khi Việt cộng thành lập cái gọi là "quỹ hộ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", (viết tắt là QHTCĐ) th́ những nỗ lực vừa kể của Việt cộng đă có những dấu hiệu mới, táo bạo hơn, công khai hơn, xảo quyệt hơn. Chuyến đi thậm thụt của Nguyễn Đ́nh Bin, thứ trưởng thường trực bộ ngoại giao kiêm chủ nhiệm ủy ban người Việt ở nước ngoài của Việt cộng, cùng nội dung các cuộc tiếp xúc của phái đoàn Nguyễn Đ́nh Bin với một số các nhân ở một vài thành phố Bắc Mỹ đă thể hiện rất rơ những dấu hiệu vừa kể.

Trước khi đi sâu hơn vào vấn đề, thiết tưởng cũng nên phân tích một số thực tế để có thể xác định được mục tiêu khả dĩ Việt cộng muốn đạt được, từ đó vận dụng, phát huy sức mạnh của cộng động người Việt hải ngoại một cách đúng chỗ, đúng lúc để hóa giải hiệu quả ư đồ của Hà Nội. Như mọi người đều biết, kể từ khi cộng đồng người Việt h́nh thành ở những nơi có người Việt định cư, và có lẽ phải kể đến sự khởi đầu sau một thời gian ngắn chao đảo v́ biến cố 30-4-75, bằng đêm hội chợ tết năm 1976 chủ đề "ta vẫn c̣n đây" của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, với lễ chào quốc kỳ Việt Nam đầu tiên trước công chúng sau khi miền nam xụp đổ, người Việt khắp nơi đă dần dà kết hợp thành một thực thể đấu tranh ngày càng mạnh mẽ và hữu hiệu trên nhiều trận tuyến. làm tan ră những tổ chức ngoại vi đă sẵn có trước đó của Việt cộng tại hải ngoại. Ngoại trừ tại một vài nước Đông Âu, những nơi mà Việt cộng c̣n lợi dụng được quyền cung cấp và gia hạn hộ chiếu để vừa moi tiền, vừa khống chế kiều bào tại những quốc gia liên hệ; theo báo cáo những năm đầu thập niên 90 của toà đại sứ Việt cộng tại Paris, tức là tổng hành dinh ngoại giao của Việt cộng đối với các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, th́ toà đại sứ Việt cộng ở khắp nơi đều bị cộng đồng người Việt cô lập. Trong khi đó, cộng đồng người Việt ở khắp nơi không những chỉ là lực lượng đấu tranh giáng những đ̣n chí tử vào tư thế của việt cộng, mà c̣n là chỗ dựa vững chắc cho các phong trào và cá nhân đối kháng trong nước. Dù Việt cộng đă tung ra nhiều chiêu thức để mua chuộc, dụ dỗ một tạo ra một số tay chân ở hải ngoại, nhưng đến nay t́nh trạng bị cô lập vừa kể của Việt cộng vẫn không khác biệt nhiều so với 10 năm trước đây. Vụ Trần Trường cách đây mấy năm, những nghị quyết cờ Vàng hoặc những nỗ lực vận động cho dự luật nhân quyền cùng cới sự co rụt của Việt cộng ở khắp nơi đă chứng tỏ những sự kiện vừa kể. Với thực tế này, hiển nhiên là những nỗ lực sắp đến của Việt cộng nhắm vào cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ không nhằm mục đích làm cho người Việt hải ngoại yêu thích chế độ, hoặc dùng cờ đỏ làm biểu tượng thay cho cờ vàng. V́ điều này chẳng khác ǵ việc khôi hài mà Việt cộng vẫn hay làm, đó là thuyết phục tù cải tạo bị giam giữ không biết ngày về phải "tuyệt đối tin tưởng vào chính sách khoan hồng của đảng". Như vậy, trong những hoạt động nhắm vào cộng đồng người Việt hải ngoại, Việt cộng muốn đạt được những ǵ?

Sau vụ Trần Trường ở Mỹ bị thất bại, CSVN đă nhận ra những nguy hiểm trên phương diện pháp lư đối với quốc gia bản xứ một khi chúng tài trợ ngầm các tổ chức hoặc cá nhân đánh phá cộng đồng người Việt sinh sống tại quốc gia đó. Việt cộng cũng học được bài học là phải tôn trọng sự độc lập của cộng đồng người Việt tại quốc gia sở tại như là một bộ phận của công dân nước đó. Mọi toan tính thâm nhập người, của hay tài trợ tiền bạc một cách ngấm ngầm bất hợp pháp, để tuyên truyền, gây phân hóa, hoặc tạo ảnh hưởng .v.v. trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đều có thể bị coi là vi phạm chủ quyền của quốc gia sở tại, và những người liên hệ sẽ có nguy cơ bị truy tố về tội hoạt động gián điệp. Trước thực tế này, Việt cộng thấy cần phải có một ngân khoản công khai để danh chính ngôn thuận, hầu khoác danh nghĩa hợp pháp "hỗ trợ cộng đồng người VN ở nước ngoài"; nhưng thực chất là để chúng có thể tài trợ một cách hợp pháp cho các hoạt động nhằm thâm nhập và đánh phá cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong buổi lễ ra mắt QHTCĐ ngày 25 tháng 4, Nguyễn Đ́nh Bin, thứ trưởng thường trực bộ ngoại giao, kiêm chủ nhiệm Ủy ban người Việt ở nước ngoài đă nói về những mục đích của QHTCĐ như sau: "Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có mục đích hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, giúp cộng đồng ổn định, phát triển, giữ ǵn bản sắc dân tộc Việt Nam, hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Quỹ hoạt động không v́ mục đích lợi nhuận. Quỹ hỗ trợ cho các dự án có mục tiêu: bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, duy tŕ và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng; tổ chức hoạt động giao lưu về nguồn, các hoạt động thông tin, văn hoá phục vụ cộng đồng; hỗ trợ vận động người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, hợp tác kinh tế và khoa học, giáo dục; hỗ trợ cá nhân chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc, hợp tác khoa học; hỗ trợ hoạt động của các hội, các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài và các hỗ trợ khác phù hợp với tôn chỉ mục đích của Quỹ.".



-- MA CO HO CHI MINH (khiditdoMoiRoHoChiMinh@damtac.net), September 30, 2003

Answers

Đây cũng là nội dung các cuộc tiếp xúc với một số cá nhân của phái đoàn Nguyễn Đ́nh Bin trong chuyến đi một ṿng các thành phố Bắc Mỹ vào tháng 6 vừa qua. Qua những mục đích vừa nêu của QHTCĐ của Việt cộng, người ta hiểu được những mục tiêu Việt cộng muốn đạt được đối với cộng đồng người Việt hải ngoại như thế nào. Ngoài một số mục tiêu chiêu dụ tài nguyên chất xám và tài chính giúp chế độ mà Việt cộng đă khổ công thực hiện từ nhiều năm qua nhưng không đạt mấy kết quả, th́ lần này Việt cộng c̣n nhắm thêm vào vài mục tiêu khác như "bảo tồn và phát triển văn hoá", tức là lănh vực mà chế độ đă làm cho lụn bại ngay ở trong nước trong khi tại hải ngoại cộng đồng người Việt đă duy tŕ, phát triển một cách tốt đẹp; hoặc là "giúp cộng đồng ổn định".... là điều cộng đồng người Việt đă thực hiện được từ lâu.

Ông Lê Phụng (bí danh), người lănh đạo của một tổ chức đấu tranh có uy tín tại hải ngoại, trong một cuộc phỏng vấn của báo Sàigon Times mới đây đă phân tích một cách sâu sắc những âm mưu lũng đoạn cộng đồng của Việt cộng qua quỹ HTCD như sau: "Ta thấy dụng tâm nguy hiểm của CS, là dùng tiền bạc nhà nước CS trực tiếp bỏ vô, cộng với tiền bạc quyên được từ ngoại quốc trong đó có tiền bạc quyên được từ người Việt, rồi núp dưới danh nghĩa giúp cộng đồng người Việt ở hải ngoại 'ổn định, phát triển, giữ ǵn bản sắc dân tộc Việt Nam', 'bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, duy tŕ và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng'... CSVN sẽ thâm nhập, đánh phá, thủ tiêu ư chí chống cộng của người Việt tỵ nạn qua các hoạt động có bề ngoài thiện nguyện và văn hóa nghệ thuật truyền thống như hội chợ, triển lăm tranh ảnh, thi áo dài, xuất bản sách báo, tạp chí, dậy tiếng Việt, thành lập hội đồng hương, hội ái hữu...

Ngoài ra, núp dưới danh nghĩa 'giúp cộng đồng ổn định, phát triển', CSVN sẽ dùng tiền bạc của Qũy để thu hút, quyến rũ, mua chuộc chính giới bản xứ và những người Việt hải ngoại được coi là có uy tín nhưng ngây thơ chính trị, hoặc thiếu lập trường trong cộng đồng để những người này làm b́nh phong cho CS núp bóng, hoặc tạo hào quang giả tạo cho các hoạt động tuyên truyền được CS giật dây. Điểm nguy hiểm nhất của QHTĐ là chúng sẽ dùng tiền của do người Việt hải ngoại đóng góp, rồi núp dưới danh nghĩa cung cấp tài chánh cho những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật 'bất vụ lợi' để đánh thức ḷng tham của một số người Việt trong cộng đồng. Hậu quả là những người này sẽ nhào ra lập các 'dự án', mượn cớ tổ chức các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, dậy tiếng Việt, bán hàng rong... để xin tiền trợ cấp của QHTCĐ.

Sau đó, CS sẽ tập hợp những sinh hoạt mà QHTCĐ đă tài trợ, cộng với h́nh ảnh, bài viết và tên tuổi của các cá nhân, các tổ chức trong cộng đồng người Việt xin tiền tài trợ, rồi lập thành những bản thống kê thành tích để tuyên truyền tại VN và hải ngoại, đồng thời CS dùng cái đó để vận động chính giới, hoặc các cơ quan, công ty của quốc gia ngoại quốc có người Việt cư ngụ phải tài trợ, giúp đỡ cho QHTCĐ.".

Qua những phân tích vừa nêu, một cách tổng quát, người ta thấy mục tiêu tối hậu của việt cộng vẫn là tạo sự hiện diện b́nh thường của chúng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, tức là vô h́nh chung chấp nhận sự hiện diện đương nhiên của chế độ là đủ. Nếu như vậy th́ quả thật Việt cộng đă biến "người Việt hải ngoại thành những cái xác không hồn" như Hoàng Bích Sơn đă hăm he, mong thực hiện được. Đây cũng là cách thức mà Trung Cộng đă thực hiện đối với người Tàu kể từ khi Đài Loan bị loại khỏi Liên Hiệp Quốc và đă thành công. Khi sự hiện diện của chính quyền Bắc Kinh trong các cộng đồng người Hoa hải ngoại trở nên b́nh thường, th́ người Hoa ra vào Hoa Lục để buôn bán, cuơí vợ gả con, thăm viếng,... mà chẳng c̣n phải áy náy ǵ cả. Ở điểm này thiết tưởng cũng cần mở một dấu ngoặc để tẩy xóa một mặc cảm không đúng của một số người Việt.

Nhiều người Việt Nam cho rằng, người Việt nên bắt chước tinh thần "đoàn kết" của người Hoa, họ có những bang hội giúp đỡ nhau... điều này đúng, nhưng chỉ trên phương diện làm ăn kiếm lời. Trong lănh vực đấutranh th́ th́ sự đoàn kết đó thiếu vắng hẳn trong cộng đồng người Hoa. Ngay sau vụ Thiên An Môn, những cuộc biểu t́nh rầm rộ của hàng chục ngàn người Hoa phản đối Bắc Kinh diễn ra trên khắp thế giới. Chỉ 10 tháng sau, qua một vài biện pháp dụ dỗ mua chuộc của Bắc Kinh, ư chí đấu tranh của các cộng đồng người Hoa hải ngoại phân ră hẳn, thay vào đó là tinh thần hăm hở cộng tác với Bắc Kinh để kiếm lợi... Trong khi đó, với tinh thần đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại, một thiểu số người làm ăn, cộng tác với Hà Nội vẫn phải e dè, không dám ngang nhiên xuất đầu lộ diện trong cộng đồng.

Đối với cộng đồng người Việt hải ngoại, với tư cách là công dân của những nước sở tại, ngoại vận là sở trường và là vũ khí chính mà cộng đồng người Việt có trong tay. Đây là yếu tố mà Việt cộng không thể nào có được, dù chúng có bỏ tiền bạc ra lobby như đă làm từ khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, nhưng không thể nào hiệu quả bằng lá phiếu trong các chế độ dân chủ ở những nước tây phương. Do đó, nếu bị lũng đoạn, chấp nhận sự hiện diện của chế độ, để cuối cùng mặc nhiên chấp nhận chế độ, th́ cộng đồng người Việt sẽ không c̣n là một thực thể đấu tranh nữa. Những nỗ lực ngoại vận sẽ không c̣n cơ sở, mà chỉ tuỳ thuộc vào vào ḷng nhân đạo của các chính giới ngoại quốc hoặc sự nhận định của các tổ chức nhân quyền. Những phong trào đối kháng trong nước cũng bị cô lập, không c̣n chỗ dựa. Yếu tố "ḷng nhân đạo của chính giới ngoại quốc" trong việc thúc đầy cho tự do dân chủ ở Việt Nam là yếu tố rất bấp bênh.

Trong lănh vực ngoại giao, chính trị, th́ quyền lợi và sự tương nhượng giữa hai chính phủ vẫn thường quan trọng hơn yếu tố nhân đạo. V́ vậy, lũng đoạn cộng đồng để làm tê liệt ư chí đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại là trọng tâm mà Hà Nội muốn đạt được.

Để hỗ trợ cho những âm mưu phân hóa, lũng đoạn cộng đồng, từ nhiều năm qua, Lănh đạo Hà Nội đă nhiều lần đổi giọng, đổi chiêu thức để ve văn cộng đồng người Việt hải ngoại. Khẩu hiệu "đóng lại quá khứ, hướng tới tương lai" được Hà Nội nói đến nhiều. Thế nhưng, trên thực tế, Hà Nội lại chính là người ôm chặt quá khứ. Lúc nào cũng nóí đến những công trạng vô ích, nếu không nóí là hại nước hại dân, của đảng trong quá khứ để giữ chặt quyền lực. Từ sự tham quyền cố vị này, đảng không hề muốn hoà giải, hoà hợp với người dân trong nước. Do đó, những ai dám đụng đến quyền lực của đảng là khó thoát khỏi sự trù dập, đàn áp. Sự khác biệt giữa người Việt hải ngoại với người dân trong nước là cộng đồng hải ngoại có tiền và nằm ngoài sự khống chế của đảng, nên đăng chỉ c̣n cách ve văn để trục lợi.

Như thế, vấn đề đối với người Việt hải ngoại là, sau khi đă bị việt cộng lừa phỉnh bao nhiều lần, sẽ c̣n tự lựa ḿnh để cho Việt cộng tiếp tục lợi dụng làm "con ḅ sữa" nuôi chế độ hay không? Trong lần gặp gỡ với phái đoàn Nguyễn Đ́nh Bin hồi tháng 6 vừa qua, một số trí thức Việt Nam hải ngoại không những đă rất thẳng thắn nói lên suy nghĩ của họ đối với chế độ, mà c̣n đụng chạm đến quyền lực độc tôn của đảng. Bởi vậy họ đă không "được" đảng coi là "những tên ngu xuẩn hữu ích" như Lê Nin đă nói. Đây cũng là thái độ chung cần phải có của tập thể cộng đồng người Việt hải ngoại.



-- MA CO HO CHI MINH (khiditdoMoiRoHoChiMinh@damtac.net), September 30, 2003.


Dự luật Nhân quyền Việt Nam

VNN

Hà Nội thất bại ngoại giao thảm hại

Trong vài tuần qua t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam đă có nhiều chuyển động. Tại Việt Nam, những tín hiệu xấu và tốt đă đan xen lẫn nhau khiến người ta có cảm tưởng rằng chính quyền CSVN không c̣n làm chủ được t́nh h́nh nữa và đang lúng túng t́m cách đối phó bằng những biện pháp vá víu.

Phía các quốc gia phương Tây – tiêu biểu là Hoa Kỳ, Canada, Úc và khối Liên Âu - đă không c̣n giữ thái độ im lặng khiếm tốn trước sự chà đạp quyền làm người đang xảy ra tại Việt Nam nữa. Một loạt những phản ứng công khai và mạnh mẽ báo hiệu rằng các quốc gia dân chủ đang thay đổi chiến thuật đối phó với Việt Nam và không c̣n tự bằng ḷng với những nhượng bộ nhân quyền nhỏ giọt lừa mị của chế độ CSVN.

Phần người Việt hải ngoại - với một số chiến thắng ngoại vận ngoạn mục - đă dần dần tập trung được ảnh hưởng chính trị của ḿnh vào các chính sách đối ngoại của các quốc gia phương Tây. Thực tế này cho thấy cuộc đấu tranh v́ tự do, dân chủ và nhân quyền đang bước sang một ngơ rẽ quan trọng trong đó tương quan lực lượng được định nghĩa lại. Các nhóm đối lập trong nước cộng với người Việt hải ngoại đă trở thành một lực lượng đối lập đáng kể.

Sau một số dấu hiệu hoà dịu với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong những tháng đầu năm nay, đến tháng Sáu chính quyền CSVN lại mở ra một phiên xử lố lăng để thách thức lương tâm nhân loại. Vào ngày 18-6 Hà Nội đă đem bác sĩ Phạm Hồng Sơn ra xử về tội gián điệp. Án tù 13 năm và 3 năm quản chế là án nặng nhất dành cho một người bất đồng chính kiến trong những năm qua. Trong vụ án này chế độ Hà Nội đă vô cùng lúng túng, không t́m ra lời giải thoả đáng cho bài toán có hai biến số đối nội và đối ngoại. Về mặt pháp lí, việc thay đổi bằng chứng phạm tội - từ tội dịch tập sách “Thế nào là dân chủ?” sang tội có liên lạc email với một nhân vật đối lập ở Pháp – đă không đủ cấu thành tội gián điệp, dù theo luật h́nh sự CSVN chăng nữa. Việc cô lập với gia đ́nh cũng không bẻ găy được ư chí của ông bác sĩ này. Phạm Hồng Sơn đă không công khai tuyên bố hay viết giấy “nhận tội” cho chế độ trưng ra với công luận thế giới. Và thái độ từ chối không cho các đại diện ngoại giao phương Tây đến cho giám sát phiên toà đă chỉ khuếch đại sự khuất tất của phiên xử bất hợp pháp này.

Dù biết rằng cách xử sự trong vụ này đang được các quốc gia dân chủ trên thế giới xem là thước đo về mức độ hợp tác và hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế, phe bảo thủ Hà Nội vẫn lên gân đem bác sĩ Sơn ra “xử để làm gương” - làm gương cho những người đối lập trẻ tuổi Việt Nam khác. Hà Nội đă lạm dụng quá mức thái độ kiên nhẫn của các quốc gia Tây phương. Ngay cả các nhóm và cá nhân khuynh tả Tây phương thân Hà Nội đều phải ngao ngán lắc đầu trước hành vi bạo ngược này. Những chính phủ lâu nay chủ trương đàm phán thầm lặng về vấn đề nhân quyền để Hà Nội khỏi bị mất mặt đă phải chuyển cách đối phó để khỏi mang tiếng bao che cho chế độ CSVN. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ra ngay một thông cáo phản đối, một việc chưa từng có đối với Việt Nam.

Thái độ của chính quyền Việt Nam rơ ràng thách thức cả một ông thủ tướng Đức từng đến Việt Nam để kiếm hợp đồng kinh tế. Mọi người đều biết rằng bài diễn văn của ông luật sư Schröder đọc tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội hồi tháng Năm là lời biện hộ cho Phạm Hồng Sơn chứ không phải cho ai khác. Liền sau vụ xử, một số hợp đồng kinh tế, an ninh, vũ khí, du lịch của Đức với Việt Nam đă được đem ra xét lại dưới một cái nh́n nghiêm khắc hơn. Rơ ràng vụ án Phạm Hồng Sơn đă làm chính quyền CSVN mất hết uy tín c̣n sót lại. Mọi hành động của chính quyền CSVN từ nay sẽ bị thế giới phương Tây soi mói bằng con mắt tinh đời của Argus và con mắt nghi ngờ của Tào Tháo.

Cho nên một số động tác của Hà Nội để làm giảm căng thẳng từ cuối tháng Sáu đến cuối tháng Bảy đă không mang lại tác dụng đối ngoại mong muốn. Việc giải chế cho Hoà thượng Thích Quảng Độ của GHPGVNTN, việc giảm tội của 3 người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lư (thay đổi từ tội danh gián điệp sang thành tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ ), việc giảm án xuống c̣n 10 năm tù cho linh mục Lư, việc bắn tin rằng họ sẽ trả tự do cho linh mục Lư và bác sĩ Nguyễn Đan Quế nếu hai vị này chấp nhận kiếp sống lưu vong ở nước ngoài đă không được dư luận thế giới xem là những cải thiện về nhân quyền.

Những nhà ngoại giao Tây phương ở Hà Nội đă b́nh luận rất độc địa về việc giảm án cho linh mục Lư: chính quyền Việt Nam không kiếm thêm được tí uy tín nào nhờ vụ này; tôi không tin chính quyền (CSVN) nhân đạo và thương người. Cả đại sứ Burghardt của Hoa Kỳ cũng phải tuyên bố công khai rằng linh mục Lư không thể bị tù nữa, và nên phải trả tự do ngay cho ông. Ông đại sứ này là người tuyên bố chống lại Dự luật Nhân quyền Việt Nam được đệ nạp vào Hạ viện Hoa Kỳ hồi tháng Ba vừa qua.

Thế rồi như một tiếng sét giữa trời, phần lập pháp của Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2003 đă được Hạ viện Mỹ bất ngờ thông qua vào ngày 16- 7. Dù bị bộ ngoại giao Mỹ phản đối kịch liệt. Nếu trước đây thượng nghị sĩ John Kerry đă dùng một thủ thuật nghị trường để ngâm tôm và làm chết non Dự luật Nhân quyền 2002 (được thông qua trước đó ở Hạ viện bằng tỉ lệ áp đảo 410 phiếu thuận/1 phiếu chống) th́ lần này dân biểu Christopher Smith lại dùng một thủ thuật ngoạn mục hơn nữa.

Dân biểu Smith đă tách phần ghi về những biện pháp để đối phó với t́nh trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra khỏi Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2003 (HR 1597) để đưa nó vào tu chính án HR 1950 của Dự luật về Chuẩn chi Ngân sách Ngoại giao. V́ chỉ là một tu chính án cho một đạo luật lớn nên HR 1950 sẽ được đưa vào thẳng cho Hội nghị Lưỡng viện Hoa Kỳ quyết định mà không cần thông qua các tiểu ban, uỷ ban của thượng viện nữa. Những người chống việc lên án vi phạm nhân quyền tại Việt Nam do đó sẽ mất nhiều khả năng cản chặn. Điều này sẽ làm tăng xác xuất thắng của HR 1950.

Tu chính án HR 1950 cho phép tổng thống Hoa Kỳ dùng ngân khoản 2 triệu đô-la để hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam và dùng 10 triệu đô- la để chống lại nạn phá sóng các chương tŕnh Việt ngữ của Đài Á Châu Tự do. Tu chính án HR 1950 c̣n cho phép chính phủ Hoa Kỳ giới hạn các khoản viện trợ không thuộc lănh vực nhân đạo nghĩa là giới hạn viện trợ trong tất cả những lănh vực huyết mạch như kinh tế, bảo trợ đầu tư, tài chính, quân sự, khoa học, giáo dục ... trong bang giao song phương và đa phương.

Chính v́ thế mà tổ chức US-Vietnamese Trade Council, một tổ chức đại diện cho các công ti Mỹ đang buôn bán với Việt Nam và chuyên làm Lobby cho chính quyền CSVN, cho rằng tu chính án HR 1950 sẽ giới hạn khả năng thực hiện Hiệp định Thương măi Song phương Mỹ-Việt (BTA) và làm thiệt hại đến quyền lợi buôn bán của các công ti Mỹ. Tổ chức này đang mở một chiến dịch vận động các hội viên của ḿnh gây áp lực lên các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.

Sau khi tu chính án HR1950 được Hạ viện Mỹ thông qua, chính quyền CSVN đă lên tiếng đe dọa gây khó khăn cho các chương tŕnh hợp tác chống khủng bố, chống tội ác xuyên biên giới và chương tŕnh hồi hương hài cốt binh sĩ Mỹ chết tại Việt Nam. Thái độ giận dữ của Hà Nội có một nguyên nhân dễ hiểu. Nó là sự thất bại của các phái đoàn quốc hội, phái đoàn Tôn Nữ Thị Ninh và phái đoàn Nguyễn Đ́nh Bin sang vận động ráo riết ở Hoa Kỳ để cản chặn Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2003. Nó lật tẩy những bài báo lừa mị nhân dân Việt Nam về thành quả các chuyến đi này . Sự thất bại này của Goliath CSVN và các thế lực kinh tế Mỹ là sự thành công của David người Mỹ gốc Việt đứng sau lưng dân biểu Christopher Smith - một David biết chuẩn bị, vận động cho dự luật và khôn ngoan hoá giải sự chống đối.

Chính quyền CSVN không phải không biết lo xa. Họ đă nh́n thấy gương chính phủ Mỹ cấm vận Miến Điện. Vào ngày 17-6-2003 họ đă không cản được khối ASEAN - lần đầu tiên từ ngày thành lập cách đây 36 năm – lên án Miến Điện và đ̣i Miến Điện phải trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Miến Điến và Việt Nam đều là thành viên của ASEAN. Họ cũng đă thấy khối Liên Âu hồi tháng Tư đe dọa có biện pháp chế tài khi Cuba ngang ngược bắt giữ hàng trăm nhân vật đối lập. Cuba và Việt Nam đều là những nước độc tài cộng sản c̣n sót lại. Chính sách bắt cá hai tay của chế độ CSVN đang đi dần đến giới hạn của nó, bắt chế độ phải có chọn lựa giữa đàn áp và sự hỗ trợ của quốc tế.

Cho đến nay h́nh như Hà Nội vẫn chưa hiểu ra rằng việc bắt chước chính sách nhân quyền của Trung Quốc sẽ thất bại v́ Việt Nam là nước nhỏ, v́ Việt Nam không có những khả năng đối đầu bằng kinh tế, chính trị và quân sự như Trung Quốc. H́nh như Hà Nội cũng chưa hiểu rằng giải pháp dân chủ hoá mà những người đối lập ôn hoà hiện nay theo đuổi là giải pháp tốt nhất cho Việt Nam và cho chính đảng CSVN. Và h́nh như Hà Nội vẫn chưa hiểu rằng họ phải nhượng bộ một số những đ̣i hỏi cốt lơi của cộng đồng người Việt hải ngoại nếu muốn sử dụng tiềm năng của tập thể này và nếu muốn quan hệ giữa Việt Nam và những nước Tây phương có người tị nạn Việt Nam sinh sống không bị nhiễu. Quan trọng hơn hết, chính quyền CSVN phải chọn lựa, phải biết ḿnh muốn ǵ để thực hiện chính sách cho thống nhất. Thế đu dây làm xiếc đă hết thời.

Lư Liễu



-- MA CO HO CHI MINH (khiditdoMoiRoHoChiMinh@damtac.net), October 04, 2003.


Moderation questions? read the FAQ